Công nghệ ngày càng phát triển khiến thị trường điện thoại di động bùng nổ trong những năm vừa qua. Tuy nhiên đi kèm với đó là vô số những bí ẩn mà một người dùng di động thông thường chưa chắc đã nắm được.
Điện thoại di động hay còn gọi là điện thoại cầm tay là thiết bị viễn thông liên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Chất lượng sóng phụ thuộc vào thiết bị mạng và phần nào địa hình nơi sử dụng máy chứ ít khi bị giới hạn về không gian.
Tại thời kì phát triển hiện nay điện thoại di động là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống. Thiết bị viễn thông này sử dụng được nhờ khả năng thu phát sóng. Ngày nay, ngoài chức năng thực hiện và nhận cuộc gọi, điện thoại di động còn được tích hợp các chức năng khác như: nhắn tin, duyệt web, nghe nhạc, chụp ảnh, quay phim, xem truyền hình,...
Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển, điện thoại di động cũng mang tới khá nhiều bí ẩn mà không phải ai cũng có thể lí giải được. Sau đây sẽ là 7 sự thật về điện thoại di động dành cho những ai chưa biết về chúng.
Những kiệt tác công nghệ
Smartphone ngày nay được cấu thành từ hàng trăm linh kiện được lựa chọn chính xác, tất cả đều được tinh chỉnh để tương thích với các thiết bị và cho phép chúng hoạt động cùng lúc một cách hoàn hảo. Dù phần lớn các điện thoại được lắp ráp bằng dây chuyền tự động, nhưng việc sắp xếp chúng cũng không hề đơn giản. Với những thiết kế và ghép nối bên trong điện thoại, đây không còn giống như trò chơi xếp hình với Lego thời còn bé. Mỗi chiếc smartphone ngày nay thực sự là hiện thân cho một kiến trúc công nghệ đồ sộ.
Ví dụ chỉ với việc hàn linh kiện bề mặt hay còn gọi là công nghệ gắn các linh kiện điện tử trực tiếp lên trên bề mặt của bo mạch cũng cho thấy sự cầu kì và phức tạp nhất định. Công đoạn này sẽ do máy tự động đảm nhiệm và không có sự tham gia của con người. Cứ qua mỗi công đoạn đều có thiết bị kiểm tra chất lượng, nếu phát hiện bất kì mạch nào không tốt, hệ thống sẽ loại ra ngoài và chờ xử lí lại. Sau khi các linh kiện được gắn chặt vào bo mạch, thiết bị Function Test sẽ kiểm tra tất cả chức năng của điện thoại như nguồn, khả năng bắt sóng... Tiếp đến máy Bolding có nhiệm vụ bôi keo lên VJ, giúp điện thoại chắc chắn hơn trong quá trình sử dụng rồi làm khô.
Số thuê bao di động bằng dân số thế giới
Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) dự báo, số thuê bao di động trên khắp thế giới sẽ ngang với dân số toàn cầu ngay trong năm tới. Theo số liệu của ITU, số thuê bao di động trên thế giới vào năm 2014 ước tính là khoảng 7 tỉ thuê bao, trong đó hơn một nửa số thuê bao di động hiện nay là ở châu Á - động lực tăng trưởng của toàn cầu. Đến cuối năm 2013, tỉ lệ đăng kí thuê bao di động chung toàn cầu sẽ lên tới 98%, trong đó tỉ lệ ở các nước phát triển là 128%, còn ở các nước đang phát triển là 89%. Ngoài ra, giao tiếp qua điện thoại di động được thực hiện trong hơn 1823 ngôn ngữ và trên hơn 570 quốc gia.
Chế độ sạc khẩn cấp
Mới đây, các nhà khoa học tại Virginia Techm, đứng đầu là Shashank Priya đã thử nghiệm thành công việc tích hợp cảm biến gia tốc và cảm biến con quay vào trực tiếp vào hệ thống quản lí điện năng. Đây được xem là công nghệ mới nhất trên smartphone cho phép người dùng lắc một điện thoại trong 45 giây để tạo ra đủ năng lượng cung cấp thêm khoảng 10 phút sử dụng.
Trước đây, khi một người đưa ra ý tưởng sạc điện thoại bằng cách lắc thiết bị trong một vài phút nghe có vẻ viển vông nhưng hiện tại, các nhà khoa học đã biến điều này thành hiện thực. Theo đó, bằng cách sử dụng các vật liệu áp điện, năng lượng tạo ra do các rung động và chuyển động sẽ được chuyển đổi thành điện áp. Ban đầu, các nhà khoa trên đã thử nghiệm với oxit kẽm, có tính chất áp điện rất tốt. Oxit kẽm có thể chuyển đổi áp lực vật lí và rung động thành năng lượng, đồng nghĩa với việc nó có thể hỗ trợ cho khả năng sạc pin. Các thí nghiệm cho thấy rằng phương pháp này có thể cung cấp khoảng 50 mV điện áp trong điều kiện thuận lợi.
Tuy nhiên, nguồn điện này quá nhỏ và khó có thể sạc đầy pin điện thoại. Nhưng bù lại, trong một số tình huống khẩn cấp, đây sẽ là cứu cánh cần thiết giúp người dùng có đủ pin để thực hiện một cuộc gọi hay gửi vài email quan trọng.
Sóng yếu nhưng vẫn 5 vạch
Thế giới của chúng ta "trong mắt" của một chiếc điện thoại đơn giản chỉ là một mạng lưới khổng lồ chứa nhiều trạm phát sóng di động. Những trạm này chịu trách nhiệm cung cấp sóng cho một cuộc gọi nào đó xảy ra trong một bán kính nhất định xung quanh trạm. Khu vực phủ sóng của những trạm này thường sẽ nằm chồng lên nhau, để những chiếc điện thoại không bao giờ bị rơi vào tình trạng “đói” sóng.
Tuy nhiên trong thực tế, khi nhiều điện thoại cùng dùng một trạm phát sóng, mỗi điện thoại cũng cần nhiều sóng hơn để có thể thông qua trạm, giao tiếp với đầu còn lại của cuộc gọi. Càng nhiều điện thoại cùng gọi ở một trạm, tầm phủ sóng của trạm đó càng giảm và điều này có thể giải thích phần nào cho chúng ta hiện tượng cuộc gọi bị ngắt giữa chừng dù sóng điện thoại vẫn báo năm vạch.
Điện thoại sẽ nặng hơn khi được sạc đầy
Hầu hết các điện thoại và smartphone hiện nay đều sử dụng pin lithium ion hay pin Li-ion, đây là loại pin có thể sạc lại trong đó các ion lithium di chuyển từ điện cực âm đến cực dương trong quá trình xả, và trở lại khi sạc. Trong đó pin li-ion sử dụng một hợp chất lithium làm vật liệu điện cực. Những vật liệu này được cho là sẽ nở ra khi pin đầy dẫn tới hiện tượng điện thoại nặng hơn sau khi sạc pin.
Mới đây, theo một nghiên cứu thì trọng lượng của điện thoại thường tăng lên một con số nhất định sau khi sạc đầy pin. Con số này là không đáng kể, tuy nhiên, điều này khiến các chuyên gia và những nhà nghiên cứu cảm thấy khá tò mò. Họ cho rằng hiện tượng này gần giống với hiệu ứng Jar Leyden và có thể dễ dàng cảm thấy với hầu hết các smartphone hiện tại.
Làm thế nào điện thoại có thể chống nước
Việc sử dụng điện thoại như một thói quen trong đời sống hiện nay khiến người dùng khó tránh khỏi tiếp xúc với nước. Không có chỗ nào mà nước không thể vào được, đơn giản nhất, nó có thể thấm qua các khe màn hình trên điện thoại, khiến các bộ phận xung quanh bị rỉ và nguy hiểm hơn là chập, cháy linh kiện và các bo mạch bên trong.
Để nước không thấm được hãng sản xuất phải làm lớp kính màn hình thật kín. Thêm vào đó, mặt màn hình chống nước còn được chế tạo từ thủy tinh hữu cơ có tính đàn hồi được lắp kín vào khung thiết bị. Ngoài ra, vỏ điện thoại còn được dán các vòng đệm lớn có sức đàn hồi tốt làm bằng cao su clo hóa.
Quan trọng nhất, tất cả các khớp nối được bôi thêm một ít mỡ silic gần giống với mỡ của các động vật có lông vũ làm cho các khe màn hình thêm kín và tránh việc bị in dấu vân tay. Nhưng cần lưu ý rằng điện thoại chống nước sau một thời gian dài sử dụng thì tránh để tiếp xúc với nước vẫn tốt hơn vì qua thời gian, các lớp bảo vệ có thể bị oxi hóa hoặc ít nhiều mất đi sự ăn khớp so với sản phẩm ban đầu.
Vỏ iPhone phát đi thông điệp bí ẩn
Ngày nay, công nghệ sản xuất linh kiện cũng như lắp ráp điện thoại đều được tự động hóa với mức độ chính xác tuyệt đối. Hầu hết các hãng điện thoại đều có một quy trình giám sát cũng như kiểm định nghiêm ngặt về mẫu mã và chất lượng trước khi một chiếc điện thoại xuất xưởng. Nhất là với iPhone của Apple, được cho là một trong những smartphone thành công nhất trong những năm qua với sự hoàn hảo tuyệt đối. Từ trước tới nay, các nhà phân tích và nghiên cứu vẫn chưa hề ghi nhận hoặc đưa ra công bố nào liên quan đến lỗi linh kiện của dòng iPhone.
Tuy nhiên, theo một báo cáo mới đây, người ta ước tính rằng, cứ 10000 chiếc iPhone được bán ra, sẽ có một chiếc được khắc chữ "Help!" bằng văn bản ở bên trong của vỏ của nó. Đây được coi là điều bí ẩn nhất trong lịch sử smartphone hiện nay và gây ra khá nhiều tranh cãi trong dư luận vì lí do đằng sau hiện tượng này vẫn chưa được giải đáp.
Theo Genk/PhoneArena
No comments:
Post a Comment