Tuesday, January 28, 2014

Nokia Normandy bất ngờ xuất hiện trên thegioididong.com

Khi mà giới công nghệ đang loay hoay với một loạt tin tức liên quan đến Nokia Normandy thì bất ngờ trang bán lẻ thegioididong.com đã liệt kê sản phẩm trên danh mục bán hàng của mình.
Ảnh
Nokia Normandy được liệt kê trong danh mục sản phẩm của thegioididong.com
Mặc dù thông tin trên đã nhanh chóng được thegioididong.com hạ xuống, nhưng các trang công nghệ như Phone Arena hay GSM Arena đều đã kịp "ghi hình". Điều này ít nhiều cũng làm giới công nghệ đặt dấu hỏi về sự tồn tại thực sự của thiết bị này.
Theo hình ảnh được ghi lại trên trang web của thegioididong.com thì Nokia Normandy là chiếc smartphone chạy Android độc quyền của Nokia với các thông số kĩ thuật thuộc phân khúc giá rẻ, bao gồm màn hình 4 inch (WVGA), VXL lõi kép tốc độ 1 GHz (nhiều khả năng là Qualcomm Snapdragon 200), máy ảnh 5 Mpx ở mặt sau, chạy Android 4.4 KitKat và hỗ trợ khả năng dual-SIM. Người dùng có thể mở rộng không gian lưu trữ của máy thông qua khe cắm microSD, dù thông tin bộ nhớ trong không đượcthegioididong.com liệt kê.
Ảnh
Thông tin cấu hình Normandy được đăng tải trên thegioididong.com.
Theo thông tin từ thegioididong.com thì điện thoại Normandy của Nokia sẽ hỗ trợ tất cả các dịch vụ của Google, nhưng giá bán cũng như thời điểm phát hành của smartphone này vẫn chưa được đưa ra.
Cũng cần nhớ rằng, thông tin gần đây từ @evleaks tiết lộ chiếc Normandy có tên chính thức sẽ là Nokia X. Tất cả đều cho thấy khả năng Normandy ra mắt trong thời gian tới là hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo Thông tin công nghệ
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Thua kiện, Microsoft đổi tên dịch vụ lưu trữ mây SkyDrive thành OneDrive

Sau khi thua kiện BSkyB (công ty cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền Sky rất thành công ở châu Âu) về bản quyền tên gọi SkyDrive, mới đây Microsoft vừa công bố đổi tên gọi dịch vụ lưu trữ đám mây SkyDrive của mình thành OneDrive.
Hãng phần mềm cũng đã đăng kí tên miền onedrive.com cũng như công bố 1 video trên YouTube về việc đổi tên này.
Ảnh
Microsoft cho biết tên gọi mới sẽ sớm được áp dụng trong thời gian tới. Và về cơ bản đây chỉ là tên gọi mới của SkyDrive, còn mọi dữ liệu khác vẫn sẽ hoạt động như cũ. "Tất cả vẫn sẽ vận hành như bạn đã sử dụng SkyDrive trước đây. Các dữ liệu cũng vẫn sẽ được giữ lại trên OneDrive và OneDrive for Business (phiên bản cho doanh nghiệp)" - Microsoft cho biết.
Tên gọi này được Microsoft lựa chọn sau 6 tháng hãng thua kiện về tên gọi bản quyền trước BSkyB (British Sky Broadcasting Group). Ý nghĩa mà Microsoft gửi gắm ở tên gọi OneDrive là đây sẽ là một nơi giúp bạn lưu trữ tài liệu, ảnh, cũng như các nội dung số khác của mình. Tuy nhiên hãng cũng tỏ ra khá tiếc nuối với tên gọi cũ. "Thay đổi một tên gọi được yêu thích như SkyDrive quả là một quyết định không dễ dàng" - Ryan Gavin, một giám đốc của Microsoft thừa nhận.
Theo PL&XH
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Smartphone - lí do gây ra nhiều tai nạn tại Hàn Quốc

Những phát minh, thay đổi lớn về công nghệ đã làm cho điện thoại hiện đại hơn và thông minh hơn, nhưng những người dùng chúng dường như di chuyển theo hướng ngược lại, Hàn Quốc là một ví dụ.
Ảnh
Hiện nay khoảng 40 triệu người Hàn Quốc có smartphone (điện thoại thông minh) và một số lượng ngày càng tăng của chúng đang gây ra sự bất tiện và tai nạn khi chúng được sử dụng chơi trò chơi hoặc xem video trong khu vực đông người.
Các thông báo cho cảnh sát thông qua đường dây điện thoại khẩn cấp 112 về xung đột và bạo lực trên tàu điện ngầm Seoul đã tăng từ 436 cuộc gọi trong năm 2011 lên 776 cuộc gọi trong năm 2013, chủ yếu là do một số người dân đã cản trở lối đi của người khác trong khi sử dụng smartphone.
Một sĩ quan cảnh sát ở thành phố Seoul cho biết: "Chúng tôi đã nhận thấy sự gia tăng trong các thông báo về xung đột, mâu thuẫn trên các chuyến tàu điện ngầm và hầu hết trong các vụ việc bắt đầu với smartphone. Những người đang bị phân tâm bởi smartphone của họ đang trở thành một nguy cơ nghiêm trọng cho xã hội".
Smartphone cũng đang gây ra tai nạn giao thông. Cơ quan An toàn Giao thông vận tải Hàn Quốc đã tiến hành một nghiên cứu về người đi bộ băng qua đường tại 10 điểm giao cắt ở Seoul và tỉnh Gyeonggi với số lượng các vụ tai nạn lớn nhất trong 3 năm qua. Họ phát hiện ra rằng 25% trong tổng số 54.604 người đi bộ dễ bị tai nạn bởi vì họ không nhìn kĩ trước khi băng qua đường và 27% trong số họ đang sử dụng smartphone.
Hãng Bảo hiểm tai nạn Cháy và Hàng hải Hyundai khi phân tích lí do xử lí nhiều vụ bảo hiểm xử lí bởi công ty từ năm 2009-2012, họ phát hiện ra rằng số vụ tai nạn liên quan đến smartphone đã tăng từ 37 vụ lên tới 848 vụ so với cùng kì.
Công ty cho biết 21,7% người dùng smartphone cho biết, họ đã gần như có một tai nạn vì điện thoại và sử dụng smartphone trong khi băng qua đường khiến mọi người nhận ra chiếc xe bấm còi ở một khoảng cách ngắn hơn 42 - 57% so với bình thường.
Giáo sư Kim Min-shik của Đại học Yonsei cho biết: "Có một giới hạn về khả năng chú ý của người dân. smartphone đòi hỏi tầm nhìn và xử lí thông tin âm thanh cũng như hành động, vì thế khi đi bộ trên đường phố sử dụng smartphone sẽ rất nguy hiểm".
Theo Lao Động
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

“Ông hoàng Vật lí”: Không có hố đen trong vũ trụ

Ông hoàng vật lí Stephen Hawking đã thừa nhận sai lầm trong lí thuyết của mình và cho rằng không hề có hố đen bí ẩn trong vũ trụ vì "chân trời sự kiện" không tồn tại.
Ảnh
Tính chất cơ bản của hố đen sẽ không còn nữa nếu hai cột trụ của vật lí hiện đại, thuyết tương đối rộng và lí thuyết lượng tử, đều đúng.
Mới đây, “ông hoàng vật lí” Stephen Hawking đã khiến giới khoa học quốc tế sửng sốt khi tuyên bố rằng ánh sáng và thông tin có thể thoát ra khỏi hố đen, một tuyên bố hoàn toàn trái ngược với lí thuyết đã tạo nên danh tiếng của ông trong giới khoa học.
Năm 1974, Hawking đã đưa ra lí thuyết về hố đen và bổ sung thêm khái niệm về cơ học lượng tử, châm ngòi cho một cuộc tranh luận gay gắt giữa các nhà khoa học hàng đầu thế giới cho đến tận ngày nay.
Ảnh
Ông hoàng vật lí Stephen Hawking
Tuy nhiên, sau một cuộc đánh cược với một nhà vật lí khác gần đây, Hawking đã tuyên bố rằng vật chất có thể thoát ra khỏi hố đen, đồng nghĩa với việc khái niệm “hố đen” của ông hoàn toàn sụp đổ.
Theo tạp chí New Scientist, ông hoàng vật lí Hawking đã từng tuyên bố rằng khi một hố đen chết đi, nó sẽ hút theo mọi thứ vào bên trong, tuy nhiên quan niệm này lại mâu thuẫn với lí thuyết lượng tử.
Lí thuyết lượng tử lại cho rằng “năng lượng và thông tin có thể thoát khỏi hố đen”. Để giải thích được toàn bộ quá trình này, Hawking cho rằng cần phải có một lí thuyết mới có thể hợp nhất thành công trọng lực với các lực cơ bản khác của tự nhiên. Đây chính là điều đã làm đau đầu các nhà vật lí trong gần một thế kỉ, và Hawking cũng phải thốt lên: “Cách giải thích đúng đắn vẫn còn là một bí mật.”
Tuy nhiên 40 năm sau, ông lại cho rằng ánh sáng và thông tin có thể thoát ra khỏi những hố đen này.
Theo New Scientist, hố đen có các “chân trời biểu kiến”, đó là những mặt phẳng có thể hút giữ ánh sáng, tuy nhiên các chân trời biểu kiến này có thể thay đổi về hình dạng giúp ánh sáng có thể thoát ra ngoài.
Hawking đã tuyên bố rằng giải pháp để giải thích mâu thuẫn là từ bỏ mọi khái niệm từ trước tới nay về thứ đã khiến hố đen trở nên vô cùng bí ẩn, đó chính là “chân trời sự kiện”. Theo lí thuyết của Hawking, “chân trời sự kiện” có thể hút mọi thứ vào bên trong mình và không có vật chất nào có thể thoát ra khỏi nó.
Trong dịp sinh nhật lần thứ 70 của mình được tổ chức trong tháng này, Hawking đã tuyên bố rằng ông coi ý tưởng về việc thông tin bị hủy diệt trong các hố đen là “sai lầm ngớ ngẩn nhất” của mình.

Theo Khám Phá
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Lộ hình ảnh smartphone Zeke chạy Tizen đầu tiên của Samsung

Hình ảnh sản phẩm được cho là chiếc smartphone Tizen đầu tiên của Samsung đã được xuất hiện với tên mã ZEQ9000 cùng tên gọi chính thức khi ra mắt thị trường là Zeke.
Ảnh
Được biết Zeke là thương hiệu sản phẩm mà Samsung đã đăng kí sở hữu vào tháng 8 năm ngoái, và ZEQ9000 cũng khá tương tự với các điện thoại được cho là chạy Tizen trước đó của Samsung là SM-Z9000 và SM-Z9005.
Theo như hình ảnh rò rỉ thì thiết kế của Zeke sử dụng nền tảng vỏ nhựa làm trọng tâm. Trong khi đó, dựa trên màn hình hiển thị cho thấy phong cách làm việc của nó chủ yếu dựa vào Tizen 2.1 đã được tiết lộ hồi cuối tháng 12 khi mà thanh trạng thái dường như không có sự khác biệt.
Các thông số rò rỉ liên quan đến Zeke được tiết lộ cho biết máy sẽ đi kèm màn hình 4,8 inch hiển thị ở độ phân giải HD, bộ xử lí Qualcomm Snapdragon 800 chạy ở tốc độ 2,3 GHz cùng kích thước hơi nhỏ hơn so với Galaxy S4.
Cần biết rằng Zeke dự kiến sẽ được Samsung chính thức công bố vào ngày 23/2, có thể tại một sự kiện được tổ chức riêng của hãng hoặc sự kiện trong khuôn khổ MWC 2014.
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Samsung xuất xưởng kỉ lục gần 320 triệu smartphone trong năm 2013

Theo Strategy Analytics, Samsung đã xuất xưởng gần 320 triệu smartphone trong năm 2013, mức cao nhất dành cho một năm của một nhà cung cấp duy nhất.
Ảnh
Số liệu từ nhà phân tích Ken Hyers đến từ hãng nghiên cứu Strategy Analytics chỉ ra đã có 990 triệu smartphone được bán ra trên toàn thế giới trong năm ngoái, một con số kỉ lục, tăng 41% so với năm trước đó. Tuy nhiên, mức tăng trưởng 41% vẫn thấp hơn so với mức kỉ lục tăng trưởng 43% trong năm 2012, phần lớn do sự bão hòa trong các thị trường lớn như Mỹ.
Thống kê chỉ ra, gã khổng lồ của Hàn Quốc chiếm 32,3% thị trường smartphone toàn cầu trong năm 2013 với con số cụ thể là 319,8 triệu máy bán ra thị trường, nhiều hơn gấp đôi so với con số của vị trí thứ 2 là 15,5% thuộc về Apple.
Theo Neil Mawston, một Giám đốc điều hành của Strategy Analytics cho biết mức tăng trưởng doanh số smartphone của Apple so với năm trước đó là 13%, chỉ bán được 153,4 triệu smartphone trên toàn thế giới, và sụt giảm từ 19% thị phần smartphone trong năm 2012. Mawston cho rằng, Apple vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong phân khúc smartphone cao cấp nhưng vẫn thiếu sự hiện diện trong phân khúc cấp thấp vốn đang đóng vai trò quan trọng tại các thị trường mới nổi như Ấn Độ.
Các vị trí còn lại trong top 5 nhà cung cấp smartphone hàng đầu thế giới của năm 2013 lần lượt thuộc về Huawei, LG và Lenovo với doanh số lần lượt là 50,4 triệu chiếc (5,1%), 47,6 triệu chiếc (4,8%) và 45,5 triệu chiếc (4,6%). Tất cả các nhà sản xuất khác kết hợp lại đạt 373,3 triệu chiếc.
Theo Cnet
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Tội phạm công nghệ cao, nỗi khiếp đảm “thế giới số”

Năm 2013, loại tội phạm sử dụng công nghệ cao có diễn biến phức tạp, dự báo trong năm 2014 tiếp tục gia tăng.

Công nghệ cao - mảnh đất màu mỡ của tội phạm

Theo tài liệu của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50), công an TP Hà Nội, hiện nay Việt Nam có 131 triệu thuê bao điện thoại di động, 4,8 triệu thuê bao internet băng thông rộng, 15,7 triệu thuê bao 3G. Số người dùng internet ở Việt Nam khoảng 31 triệu (chiếm 34% so với tỉ lệ người dân), có 8,5 triệu người dùng mạng xã hội facebook…
Cả nước có 14.400 máy ATM, 116.700 điểm thanh toán tự động (POS), trên 62,4 triệu thẻ với 410 thương hiệu, 40 ngân hàng cung cấp dịch vụ Internet Banking, 09 tổ chức cung cấp hơn 1,3 triệu tài khoản ví điện tử, có 136 doanh nghiệp đã được cấp phép trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Tài liệu của PC50 cho hay, Symaltec – Tập đoàn bảo vệ bí mật máy tính quốc tế đánh giá Việt Nam đứng thứ 11 trên toàn cầu về nguy cơ bị tấn công mạng. Số lượng các cuộc tấn cong có chủ đích gia tăng từ 77 cuộc lên đến 82 cuộc mỗi ngày.
Ảnh
Cơ quan chức năng nhận định tội phạm sử dụng công nghệ cao đang có diễn biến hết sức phức tạp.
Theo PC50, năm 2013 tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục diễn biến phức tạp với thủ đoạn đa dạng, xảy ra trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng.
Các hành vi phát tán các loại virut, phần mềm gián điệp, mã độc ngày càng phức tạp và tinh vi. Đã xuất hiện nhiều biến thể của các loại vi rút nhằm trộm cắp tài khoản ngân hàng, các kết nối ngầm và các phần mềm gián điệp, mã độc chuyển dùng để đánh cắp thông tin. Các đối tượng không ngừng mở rộng các hình thức phát tán các loại phần mềm độc hại như qua email, Website khiêu dâm, diễn đàn, mạng xã hội…
Đặc biệt với sự phổ biến của các mạng xã hội, blog cá nhân và các loại điện thoại thông minh (smartphone) ngày càng xuất hiện nhiều các loại virut, phần mềm độc hại dưới dạng các ứng dụng được truy cập thường xuyên.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, xỏa quyệt, trong đó nổi lên việc: Tạo địa chỉ email gần giống với địa chỉ email đối tác, khiến các doanh nghiệp Việt Nam nhầm lẫn sử dụng CNC chiếm quyền kiểm soát email và giả làm đối tác để chiếm đoạt tiền thanh toán hợp đồng; thiết lập các Website bán hàng hóa, dưới hình thức kinh doanh đa cấp nhưng thực chất là hoạt động lừa đảo huy động vốn trái phép nhằm chiếm đoạt tài sản.
Ảnh
Với 131 triệu thuê bao điện thoại di động, 4,8 triệu thuê bao internet băng thông rộng, 15,7 triệu thuê bao 3G, Việt Nam đang là "mảnh đất màu mỡ" để tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động.
Cụ thể như lập các website giả mạo website của các doanh nghiệp, làm quen với người bị hại, yêu cầu người bị hại chuyển tiền làm thủ tục nhận hàng hóa, quà tặng; Đăng tin mua trả góp, bán hàng khuyến mại có thời hạn với mức giảm giá từ 40%– 60%; Thỏa thuận mua bán qua mạng Internet nhưng không chuyển hàng hoặc chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng…
Trong hoạt động thanh toán thẻ, thanh toán điện tử xuất hiện tình trạng trộm cắp, mua bán thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài để rút tiền, mua vé máy bay trực tuyến, thanh toán dịch vụ hoặc mua hàng hóa tiếp tục diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại nặng nề đến lợi ích kinh tế của chủ thẻ.
Đặc biệt, đã xuất hiện nhiều phương thức thủ đoạn các đối tượng mạo danh tên các tổ chức quản lí thanh toán quốc tế uy tín (VISA,MASTER) gửi thư đến khách hàng, thông báo việc cơ sở thẻ dữ liệu của khách hàng đang được nâng cấp và đề nghị khách hàng khai báo đầy đủ thông tin đó.
Các đối tượng người nước ngoài tiếp tục nhập cảnh vào Việt Nam, sử dụng thiết bị chuyên dụng làm thẻ tín dụng giả, móc nối với các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ (POS) thực hiện các giao dịch khống để rút tiền, chiếm hưởng trái phép.
Trong khi đó, tình trạng trộm cắp tiền thông qua các hoạt động mua bán hàng hóa trực tuyến và thanh toán qua dịch vụ Internet Banking đã xuất hiện và ngày càng phổ biến.
Chỉ cần số điện thoại và password sử dụng một lần là người dùng có thể mua hàng hóa và thanh toán trực tuyến. Lợi dụng kẽ hở này, các đối tượng chiếm đoạt sim điện thoại của khách hàng có sử dụng dịch vụ Internet Banking và thực hiện các giao dịch mua hàng hóa trực tuyến để chiếm đoạt.
Theo VTC
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

80% thiết bị iOS chạy iOS 7

Peter Oppenheimer - Giám đốc tài chính (CFO) của Apple vừa cho biết, đa số người dùng iOS hiện nay đang sử dụng phiên bản iOS 7 mới nhất của hãng.
Ảnh
Theo CNET dẫn lời ông Peter Oppenheimer cho biết hiện nay có đến 80% người dùng các thiết bị iOS của Apple đang sử dụng phiên bản iOS 7 mới nhất của "nhà táo" và đây là một thông tin rất quan trọng cho hãng. Bởi lẽ, với việc iOS 7 được sử dụng phổ biến thì nó cũng sẽ thúc đẩy các nhà phát triển phần mềm tạo ra được thêm nhiều ứng dụng mới tương thích với phiên bản iOS 7 của Apple.
Được biết, iOS 7 có hơn 200 tính năng mới với điểm quan trọng nhất là đã cải tiến lại toàn bộ giao diện và thiết kế biểu tượng so với phiên bản trước đó. Bên cạnh đó, tính năng Siri (trợ lí ảo thông minh) đã được nâng cấp với độ chính xác cao hơn. Ngoài ra, việc chạy đa nhiệm trên iOS 7 cũng hiệu quả hơn.
Để nâng cấp lên iOS 7, người dùng có thể thực hiện theo giao thức OTA, tức là thiết bị của người dùng chỉ cần kết nối với internet thông qua mạng Wi-Fi sau đó truy cập vào phần Settings > General > Software Update là được.
Theo Thanh Niên
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Những ứng dụng ngân hàng trên điện thoại Android dễ nhiễm vi rút nhất

Các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại Android là dễ bị tội phạm mạng tấn công nhất, CEO và là đồng sáng lập hãng sản xuất phần mềm chống vi rút của Nga Kaspersky Lab cho biết ngày 27/1.
Ảnh
Eugene Kaspersky cho biết 99% các cuộc tấn công di động là nhằm vào điện thoại Android, vì Apple có những kiểm soát chặt chẽ và không cho phép các ứng dụng bên thứ 3.
Xu hướng đáng lo ngại nhất trong các cuộc tấn công mạng là một sự chuyển đổi đang gia tăng tới các thiết bị di động thay cho máy tính và một cuộc tấn công mạng lớn sử dụng điện thoại di động sẽ xảy ra nếu người sử dụng điện thoại di động không được bảo vệ hợp lí, Eugene Kaspersky cho Reuters biết.
"Tôi trong đợi điều gì đó thực sự tồi tệ xảy ra để làm thay đổi nhận thức và sự chú ý của mọi người. Hãy nhớ lại vi rút Chernobyl năm 1988 đối với mọi người để bảo vệ máy tính của họ một cách phù hợp”, Eugene Kaspersky cho biết.
“Tội phạm mạng đang di chuyển sang di động nhưng mọi người vẫn chưa nhận thức. Xu hướng này không lớn như tội phạm máy tính nhưng đang bùng nổ rất nhanh. Xu hướng nay là một tình huống rất nguy hiểm”, Eugene Kaspersky cho biết tại một hội nghị công nghệ mạng tại Israel, nơi Kaspersky đã mở một phòng lab nghiên cứu và phát triển.
Kaspersky sản xuất một trong những chương trình chống vi rút được bán hàng đầu ở Mỹ và chiếm một thị phần cạnh tranh trong những năm gần đây với các sản phẩm từ Symantec và McAfee của Intel và Trend Micro,
Kaspersky cho biết đã rất khó khăn để xác định nước nào xuất phát các cuộc tấn công mạng nhiều nhất nhưng các tội phạm thường nói tiếng Trung Quốc, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Nga.
Theo ICTPress
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Nghiện smartphone dễ nhưng có thể từ bỏ

Theo một nghiên cứu với 800 người dùng tham gia ở Anh, 53% cảm thấy bất an hay lo lắng nếu như thiếu điện thoại và thậm chí 61% cho biết sẽ không thể chịu được nếu không dùng smartphone một tuần.
Ảnh
Điện thoại di động càng phát triển và smartphone ngày càng phổ biến đã khiến cho nhiều người ngày càng cảm thấy lệ thuộc vào các sản phẩm này và có thể gọi là "nghiện". Thậm chí, để nói đến trạng thái căng thẳng, bứt rứt hay bất an, buồn chán khi không có điện thoại di động hay smartphone bên mình còn có một thuật ngữ riêng để ám chỉ, "Nomophobia" viết tắt từ "no mobile-phone phobia".
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tại Anh mới đây với 800 người sử dụng điện thoại thông minh, "nghiện smartphone" là điều dễ xảy ra và không hiếm gặp trong cuộc sống nhưng nó cũng không quá khó để từ bỏ.
Ảnh
Theo Số Hóa/Vecita
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Đà Nẵng tăng thời lượng truy cập miễn phí Wi-Fi

Từ 28/1, hệ thống wifi công cộng TP. Đà Nẵng sẽ tăng thời lượng truy cập miễn phí từ 20 phút/lần lên 60 phút/1 lần đăng nhập.
Ảnh
Ông Trần Ngọc Thạch, Trưởng Phòng Bưu chính-Viễn thông (Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng) cho biết, từ ngày 28/1, hệ thống Wi-Fi công cộng TP. Đà Nẵng sẽ tăng thời lượng miễn phí truy cập Internet cho người dân và du khách lên 60 phút/1 lần đăng nhập nhằm đón đầu nhu cầu giải trí của người dân, tìm kiếm thông tin của du khách trong dịp Tết.
Sau ngày 10 tháng Giêng (ngày 9/2/2014), hệ thống sẽ trở lại thời gian truy cập cũ.
Đồng thời, để đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các sự kiện diễn ra vào đêm giao thừa cũng như trong dịp Tết Nguyên đán, các phương án xử lí sự cố mạng lưới xử lí nghẽn mạng cục bộ trên địa bàn Thành phố đã và đang được các doanh nghiệp “nhà mạng” triển khai hết sức nghiêm túc.
Công tác bảo đảm kĩ thuật, sẵn sàng các kịch bản ứng phó sự cố nghẽn mạng cục bộ hoặc mất tín hiệu tạm thời đã được chuẩn bị chu đáo. Theo đó sẽ nâng cấp cấu hình cho các trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) dọc hai bờ sông Hàn và trong trường hợp cần thiết có thể điều động thêm xe BTS để bảo đảm thông tin di động.
Theo Chính Phủ
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

An ninh Mỹ theo dõi người dùng qua ứng dụng Angry Birds

Nhiều ứng dụng di động trong đó có game Angry Birds đã bị Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ lợi dụng để thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng.
Ảnh
Theo tài liệu mới được công bố bởi cựu nhà thầu NSA Edward Snowden, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và Cơ quan Tình báo Chính phủ Anh (GCHQ) đã hợp tác với nhau để trích xuất từ ứng dụng di động những thông tin cá nhân của người dùng như dữ liệu vị trí, sổ danh bạ….
Theo những tài liệu này, từ năm 2007, NSA và GCHQ đã hợp tác với nhau để tìm cách thu thập và lưu trữ dữ liệu từ hàng chục ứng dụng smartphone, trong đó có phiên bản di động của các ứng dụng Facebook, Flickr, Linkedln và Twitter.
Kể từ 2007, các cơ quan này đã hành động đồng loạt để truy cập những dữ liệu lưu trong các ứng dụng như danh bạ, danh sách bạn bè, nhật kí điện thoại, thông tin về vị trí. Dữ liệu về địa điểm trong ứng dụng Google Maps cũng có thể bị giám sát.
Facebook, Yahoo!, Linkedln, Twitter và Google chưa đưa ra bình luận.
Ngoài ra, NSA và GCHQ có thể còn theo dõi dữ liệu từ những ứng dụng mới hơn, ví dụ như game nổi tiếng Angry Birds. Mặc dù là một game di động, Angry Birds có thu thập một số thông tin về người dùng, ví dụ như vị trí của họ.
Theo ICTnews/Computer World
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Đã có thể dùng Google Glass cùng kính thông thường

Google vừa giới thiệu các bộ khung giúp người dùng có thể sử dụng Google Glass với các loại kính thuốc thông thường.
Ảnh
Đúng như những gì Google đã hứa hẹn hồi năm ngoái, mới đây, hãng vừa tung ra chiếc kínhGoogle Glass phiên bản mới có thể sử dụng được với các loại kính thuốc. Mẫu kính mới có gia bán 225 USD dành cho những người hiện đang tham gia chương trình Google Glass Explorers của Google. Người dùng Glass chỉ cần mua thêm bộ khung này về rồi gắn chiếc Glass của họ vào khung bằng các ốc vít.
Google cho biết bộ khung này được làm từ titanium. Những hình ảnh cho thấy nó khá giống với các loại khung kính mà các chuyên viên về thị giác hay đeo. Người dùng có thể lựa chọn 4 kiểu dáng khung khác nhau. Trong tương lai có thể Google sẽ tung ra các kiểu dáng cũng như chất liệu khác nhau, tuy nhiên đội ngũ phát triển cho biết tất cả các mẫu thiết kế sẽ vẫn giữ nguyên tắc ưu tiên sự tối giản.
Theo Genk
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Hoàn thành sứ mệnh, dòng Nexus chuẩn bị tạm biệt thị trường?

Năm 2014 có thể sẽ là thời điểm mà những thiết bị cuối cùng mang thương hiệu Nexus mới được tung ra.
Ảnh
Các thiết bị phiên bản Google Play Edition đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau là phương án thay thế Nexus.
Bên cạnh những thông số và hình ảnh rò rỉ gần đây của chiếc máy tính bảng Google Nexus 10 phiên bản mới dự kiến sẽ được ra mắt vào nửa đầu năm nay thì những người hâm mộ dòng máy Nexus cũng không khỏi bất ngờ khi đón nhận thông tin rất có thể đây sẽ là thiết bị cuối cùng mang thương hiệu Nexus xuất hiện trên thị trường.
Theo đó, hôm nay, các chuyên trang công nghệ thế giới đã đồng loạt dẫn lời một blogger người Nga có tên Eldar Murtazin trong đó khẳng định Google sẽ chính thức từ bỏ dòng máy Nexus trong năm 2015, thay thế vị trí của Nexus sẽ là rất nhiều các thiết bị đến từ các nhà sản xuất phần cứng khác được phát hành dưới dạng Google Play Edition.
Mặc dù, độ xác thực của thông tin trên chưa được khẳng định nhưng nó cũng không hoàn toàn không có cơ sở. Từ khi nhen nhóm ý tưởng về dòng thiết bị Nexus, Google đã đặt hai mục đích chính cho dòng sản phẩm này, gồm có: mang đến cho các nhà phát triển, những người yêu thích hệ điều hành Android một thiết bị chạy trên nền tảng Android tốt nhất, nguyên bản nhất đồng thời phổ biến hệ điều hành này với mức giá tốt nhất có thể; riêng tại Mỹ, Nexus còn phục vụ mục tiêu tạo ảnh hưởng lên thị trường đang chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhà mạng bằng cách bán ra thiết bị mở khóa trực tiếp của Google.
Ảnh
Nexus One do HTC sản xuất là thiết bị đầu tiên thuộc dòng Nexus. Máy ra mắt tháng 1 năm 2010 và được phát hành song song cùng nền tảng Android 2.1 Eclair.
Cho đến nay, mục tiêu mang tới thị trường một thiết bị chạy Android thuần nhất không còn là sứ mệnh riêng của Nexus nữa nhờ động thái của ông lớn Google khi thuyết phục nhiều nhà sản xuất khác phát hành các phiên bản máy trên nền tảng Android nguyên bản, không có bất kì tùy biến nào như Samsung Galaxy S4, HTC One, LG G Pad 8.3, Sony Z Ultra...
Trước đây, Nexus từng là một sự lựa chọn với mức giá phải chăng cho những ai muốn có trải nghiệm Android đích thực, tuy nhiên đến nay nhờ nhiều sự cải tiến trong công nghệ phần cứng, những thiết bị như Motorola Moto G (Google Play Edition) cũng chỉ có giá quốc tế là 179 USD, ít hơn Nexus 5 đến 170 USD. Khi các dòng máy phiên bản Google Play xuất hiện nhiều với sự đa dạng cao về mẫu mã và mức giá, đó là lúc dòng Nexus đã hoàn thành được một phần sứ mệnh và trở nên không thực sự cần thiết.
Mục tiêu mang đến cho thị trường một thiết bị giá rẻ với mong muốn thu hút sự chú ý của người dùng đến dịch vụ và nội dung của Google bằng Nexus đã từng thành công nhưng hiện tại nó cũng không còn phát huy được nhiều tác dụng. Theo đó, mức giá thành của các dòng smartphone và tablet đã có mức độ giảm khá nhiều trong năm qua, vì vậy phân khúc rộng lớn khách hàng chỉ quan tâm đến mức giá và không để ý nhiều đến trải nghiệm Android có thuần nhất hay không sẽ đổ sang các dòng máy khác đa dạng hơn.
Ảnh
Trước đó ít lâu, thông tin về Google Nexus 10 phiên bản hai vẫn tiếp tục rò rỉ. Cụ thể, máy nhiều khả năng được sản xuất bởi Samsung với chip Exynos 5, màn hình WQXGA, RAM 3 GB, camera trước và sau có thông số lần lượt 3 Mpx và 5Mpx.
Theo nhận định của tạp chí danh tiếng TIME, mất mát lớn nhất khi Google hủy bỏ dòng Nexus đó là việc hãng đồng thời làm mất đi sự ảnh hưởng nhất định của mình đến ngôn ngữ thiết kế của các thiết bị chạy Android, đặc biệt là dòng máy tính bảng.
Trong khi đó, ở mảng này, dòng iPad của Apple đang được đánh giá rất cao. Chủ tịch Asus, ông Jonney Shih đã từng chia sẻ về những tác động đầy áp lực mà Google đặt vào hãng trong quá trình thiết kế Google Nexus 7 (2013).
Ảnh
Chân dung Nexus 7 (2013), một trong những thiết bị mới nhất thuộc dòng Nexus.
Nexus là dòng thiết bị được thị trường đón nhận khá nồng nhiệt với sự hợp tác của Google cùng những cái tên như Samsung, ASUS hay LG. Năm 2012, khi Nexus 7 ra mắt, thiết bị này được coi là một nhân tố thay đổi cuộc chơi nhờ mức giá rẻ và cấu hình tốt. Để kết lại, dòng máy Nexus dù có được Google tiếp tục phát triển hay không thì nó cũng đã để lại những ảnh hưởng tích cực lên phân khúc các thiết bị chạy Android.
Theo PL&XH
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Sunday, January 26, 2014

Android không miễn phí như nhiều người tưởng

Để tích hợp các dịch vụ của Google như Gmail, Maps hay Play Store trên sản phẩm, hãng sản xuất sẽ phải trả khoảng gần 1 USD cho mỗi thiết bị bán ra.
Nhắc đến Android, những cụm từ như “miễn phí” hay “mã nguồn mở” luôn được đặc biệt nhất mạnh. Xét trên một phương diện nào đó, những cụm từ trên là đúng. Google không tính phí những mã nguồn mở trên Android, cho phép bất cứ nhà sản xuất nào cũng có thể sử dụng phần mềm của họ để tích hợp vào điện thoại hoặc máy tính bảng.
Ảnh
Những nhà sản xuất như LG phải trả Google khoảng 1 USD cho mỗi sản phẩm bán ra. Ảnh: BGR.
Trên thực tế, Google vẫn kiếm tiền trực tiếp từ Android (ngoài việc kiếm tiền gián tiếp qua quảng cáo như phần lớn dịch vụ miễn phí khác của họ). Android được phát hành miễn phí, nhưng nếu Samsung, HTC, Sony và hàng nghìn nhà sản xuất khác muốn tích hợp các dịch vụ quan trọng của Google, họ phải trả phí. Nếu không, thiết bị của họ sẽ không thể truy cập Gmail, Maps hay kho ứng dụng Play Store. Thông tin này vừa được hé lộ bởi The Guardian.
Theo đó, các nhà sản xuất cần phải được cấp phép bởi Google nếu muốn cài đặt sẵn các ứng dụng nói trên cho smartphone hoặc tablet. The Guardian khẳng định, mức giá cho các ứng dụng nói trên khá thấp. Trong hầu hết các trường hợp, nhà sản xuất chỉ phải trả chưa đến 1 USD (chính xác là khoảng 0,75 USD) cho mỗi thiết bị kích hoạt.
0,75 USD là một con số khá nhỏ. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh hiện có khoảng 1,5 triệu thiết bị Android được kích hoạt mỗi ngày thì trong một năm, Google cũng có thể trực tiếp thu về vài trăm triệu USD từ Android (chưa kể các khoản gián tiếp).
Tuy nhiên, nếu so với việc Microsoft "lột" đến 15% giá trị của mỗi chiếc smartphone chạy Windows Phone khi bán ra thì 0,75 USD mà Google thu của các nhà sản xuất thiết bị vẫn là một con số rất khiêm tốn.
Theo Zing
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Câu chuyện đằng sau đồng tiền Bitcoin

Đằng sau đồng Bitcoin là gì và số phận của nó trong tương lai sẽ ra sao? Bitcoin không phải là đồng tiền điện tử đầu tiên, Linden của Second Life hay thậm chí Vcoin của VTC đã ra đời trước Bitcoin khá lâu.
Tuy nhiên, sự tăng/giảm giá nhanh chóng của đồng Bitcoin trong vài tháng gần đây đã thu hút sự quan tâm khắp thế giới, làm dấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi. Vậy đằng sau đồng Bitcoin là gì và số phận của nó trong tương lai sẽ ra sao?
Ảnh
Không ngân hàng, không biên giới. Chúng ta tin ở phép mã hóa - đó là khẩu hiệu của đồng tiền điện tử Bitcoin.
1. Tất cả các đồng tiền chính thức từ trước đến nay, dù là tiền giấy hay tiền điện tử, đều có một đặc điểm chung là phải được “quy về một mối”, nghĩa là do một thực thể duy nhất phát hành, bảo đảm và thực hiện chức năng “thanh toán bù trừ” (clearing) trong nhiều trường hợp. Lí do các đồng tiền chính thức cần phải có cơ quan nhà nước bảo chứng là để những người sử dụng nó tin tưởng vào khả năng “lưu trữ giá trị” của đồng tiền mà họ nắm giữ không bị mất quá nhanh (nên nhớ đây chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ, nhiều đồng tiền chính thức nhưng vẫn bị mất giá quá nhanh và người dân/người sử dụng tìm mọi cách không phải nắm giữ chúng quá lâu). Bitcoin là đồng tiền đầu tiên không cần cơ quan nhà nước bảo chứng, ngay từ công đoạn phát hành cho đến chức năng “thanh toán bù trừ”.
Bitcoin lấy ý tưởng từ hình thức chia sẻ file ngang hàng thông qua bittorrent, tuy nhiên người sáng tạo ra nó, Satoshi Nakamoto, đã có những ý tưởng tuyệt vời để vượt qua những khó khăn mà một đồng tiền điện tử ngang hàng sẽ gặp phải. Trở ngại đầu tiên là ai sẽ là người phát hành tiền và cách thức phân bổ những đồng tiền mới được tạo ra như thế nào cho công bằng? Nếu bạn nhớ lại những đồng tiền bằng đá ở đảo Yap là những đồng tiền có tính chất phi chính thức (như nhiều đồng tiền là hàng hóa khác, cũng có tính chất như vậy), nghĩa là người dân tự tạo ra đồng tiền và tự trao đổi với nhau mà không cần cơ quan nhà nước can thiệp. Nhưng để có được những đồng tiền mới, người dân đảo Yap phải bỏ thời gian, công sức, và cả nguồn lực mới khai thác được. Ý tưởng đồng tiền mang chức năng “lưu trữ giá trị” cũng là “lưu trữ sức lao động” có từ thời cổ đại, được áp dụng ở đảo Yap vài thế kỉ trước, và đến năm 2009 đã được Satoshi Nakamoto áp dụng cho Bitcoin.
Trên nguyên tắc, tất cả những ai tham gia vào mạng lưới Bitcoin đều có thể tạo ra những đồng Bitcoin mới - quá trình tạo tiền mới này gọi là “khai mỏ” (mining). Có lẽ thuật ngữ "mining" được chọn không phải tình cờ vì quá trình tạo tiền này giống quá trình khai thác mỏ ở hai điểm quan trọng. Thứ nhất bạn phải bỏ công sức và thời gian để “đào”, bạn cũng cần phải có "vốn liếng" để làm việc này. Nếu bạn chỉ có "vốn" nhưng không biết cách hoặc không có thời gian thì bạn có thể cho thuê lại "vốn" của mình cho những người làm dịch vụ (sẽ giải thích rõ hơn bên dưới). Thứ hai, số Bitcoin bạn “đào” được giảm dần theo thời gian (một dạng nguồn tài nguyên không tái tạo) và thay đổi tùy theo số người tham gia “đào”, càng nhiều người đào thì thời gian và công sức bạn bỏ ra để có một Bitcoin sẽ tốn kém hơn.
Ảnh
Giá của đồng Bitcoin tăng vọt trong năm ngoái, từ dưới 10 đô la Mỹ hồi đầu năm lên gần 200 đô la vào tháng 4 và 1.100 đô la, ngang với 1 ounce vàng, vào cuối năm.
2. Vậy quá trình “khai mỏ” cụ thể như thế nào? Trước khi trả lời câu hỏi này cần nhắc đến thách thức thứ hai của một đồng tiền phi chính thức, đó là vấn đề “thanh toán bù trừ” cho hệ thống tiền tệ này. Ngoại trừ tiền giấy hai bên tham gia giao dịch có thể tự “thanh toán bù trừ” với nhau, các loại tiền điện tử khác (kể cả ngân phiếu và chuyển tiền điện tử, hay thẻ tín dụng dựa trên hệ thống tiền giấy) đều đòi hỏi phải có một (vài) trung tâm “thanh toán bù trừ”. Ví dụ khi bạn mua hàng bằng thẻ tín dụng, quá trình xử lí thường sẽ do một vài ngân hàng thương mại đảm nhận hoặc có thể có sự tham gia của ngân hàng trung ương hay các tổ chức tài chính quốc tế khi dòng tiền phải chảy qua biên giới (ví dụ Visa, Paypal, BIS). Quá trình này có thể sẽ diễn ra trong 1-2 giây nhưng cũng có thể trong vài ngày.
Mục tiêu của hệ thống Bitcoin là tạo ra một dạng tiền “ngang hàng”, nghĩa là quá trình xử lí có thể diễn ra giữa hai đối tác giao dịch hệt như khi thanh toán bằng tiền giấy hay một loại tiền hàng hóa nào khác. Nhưng làm thế nào người bán có thể đảm bảo đồng Bitcoin nhận được từ người mua không bị làm giả nếu không có một bên thứ ba kiểm tra? Ở đây khái niệm làm giả không chỉ đơn thuần là người mua tạo ra một đồng Bitcoin giả mà còn có thể là anh ta dùng một đồng Bitcoin thật mua hàng ở nhiều chỗ khác nhau. Giải pháp của Satoshi Nakamoto là dùng chính mạng lưới Bitcoin thực hiện chức năng thanh toán bù trừ và những người bỏ công sức và năng lực tính toán ra làm nhiệm vụ xử lí này sẽ được tưởng thưởng bằng những đồng Bitcoin mới.
Như vậy trên thực tế hệ thống Bitcoin không triệt tiêu trung tâm thanh toán bù trừ mà chỉ chuyển đổi các nơi này trong các hệ thống tiền tệ chính thức thành một trung tâm thanh toán bù trừ phi chính thức. Một điểm khá thú vị là giữa hệ thống Bitcoin và một hệ thống tiền chính thức hiện đại có một điểm tương đồng về khả năng làm giả tiền. Với một hệ thống tiền của một quốc gia, một người có thể làm giả tiền nếu anh ta có nguồn lực (kĩ thuật, tài chính, công sức) đủ mạnh để cạnh tranh với nhà phát hành tiền - ở đây là nhà nước. Trong hệ thống Bitcoin, một người có thể làm giả tiền nếu năng lực tính toán của anh ta cạnh tranh được với năng lực tính toán của những người còn lại tham gia xử lí cho hệ thống. Vì hệ thống Bitcoin còn khá nhỏ nên khả năng một cá nhân hay một nhóm người nào đó có thể tập hợp năng lực tính toán đủ lớn để làm giả tiền là một nguy cơ có thật và đó chính là điểm yếu của hệ thống tiền tệ này.
Ảnh
Để "khai mỏ" Bitoin cần có hệ thống máy tính khổng lồ, tiêu tốn rất nhiều điện năng. Ảnh Wired.com.
3. Quá trình thanh toán bù trừ trong hệ thống Bitcoin như sau. Mỗi khi một giao dịch được thực hiện, chi tiết về giao dịch đó được thông báo công khai cho toàn bộ hệ thống và những người đang tham gia vào dịch vụ xử lí sẽ ghi lại giao dịch đó vào một sổ cái. Với những hệ thống tiền tệ chính thức thì trung tâm thanh toán bù trừ sẽ làm việc này và không ai có thể làm giả sổ sách được trừ khi bạn đột nhập được vào máy chủ và thay đổi nội dung của sổ sách. Trong hệ thống Bitcoin cuốn sổ cái được chia ra thành các khối (block), mỗi block có chứa hash (SHA-256) (sẽ giải thích bên dưới) của block trước nó và các giao dịch mới xuất hiện cùng với một con số ngẫu nhiên. Nhiệm vụ của các thành viên trong mạng lưới Bitcoin là tính ra hash cho những block mới xuất hiện. Việc tính hash cho một văn bản như giải thích bên trên không khó, nhưng Satoshi Nakamoto có một sáng kiến rất thông minh là yêu cầu số hash tính được phải nhỏ hơn một mức nhất định (có thể thay đổi được). Nếu chuỗi số hash bạn tính được lớn hơn mức này thì bạn phải thay đổi con số ngẫu nhiên trong block và tính lại hash mới.
(Về cơ bản hashing là một quá trình mã hóa một chuỗi dữ liệu thành một dãy số (hash) có chiều dài cố định và không bị trùng lặp. Ví dụ bạn có thể dùng phương pháp SHA-256 để hash một văn bản (với độ dài tùy ý) thành một chuỗi số có độ dài 256 bit. Chuỗi số này "độc nhất vô nhị", nghĩa là không một văn bản nào dù chỉ khác 1 kí tự có thể có hash giống hệt như vậy).
Tất cả các thành viên tham gia sẽ chạy đua với nhau để tính ra số hash "đúng" cho block mới được tạo. Một khi ai đó tính ra nó, các thành viên khác sẽ dễ dàng kiểm chứng và block đó sẽ trở thành ghi nhận giao dịch chính thức cho toàn bộ hệ thống. Khi bạn dùng một đồng Bitcoin của mình để mua một sản phẩm nào đó, người bán sẽ đợi đến khi nào giao dịch giữa bạn và anh ta được ghi chính thức vào một block được thừa nhận, nghĩa là hash đã đạt mức đã định rồi mới chấp nhận giao hàng. Tốc độ mạng lưới xử lí các block và tạo hash phụ thuộc vào 2 yếu tố: số người (và năng lực tính toán) tham gia vào nhiệm vụ xử lí giao dịch và mức độ khó của mức được đặt ra. Thuật toán của hệ thống Bitcoin sẽ thay đổi mức đã định (khi số người tham gia thay đổi) để đảm bảo cứ khoảng 10 phút sẽ có một block mới được tạo ra, nghĩa là khi số người tham gia đông lên thì sẽ khó đạt được hơn. Với những hoạt động mua bán trực tuyến thì độ trễ khoảng 10 phút này có thể chấp nhận được.
Đến đây chắc các bạn đã đoán được Bitcoin mới được tạo ra như thế nào. Thành viên nào giải được hash cho một block mới sẽ được "trả công" bằng một lượng Bitcoin mới phát hành. Do vậy “khai mỏ” những đồng Bitcoin mới chính là sản phẩm của quá trình xử lí giao dịch. Bạn muốn tạo ra tiền thì phải bỏ công (và năng lực tính toán) ra phục vụ cho cộng đồng. Ở điểm này hệ thống Bitcoin được thiết kế rất khéo léo và tốt hơn hệ thống tiền đá của đảo Yap hay thậm chí hệ thống kim bản vị trước đây trong lịch sử (người khai thác đá hay đi đào vàng hoàn toàn vì vụ lợi cho chính mình chứ không phải cho cộng đồng - ngoại trừ tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế).
Ban đầu "tiền công" cho một block là 50 Bitcoin, sau đó số tiền này giảm 50% sau mỗi 210.000 block được tạo ra. Ý tưởng giảm dần số "tiền công" này có lẽ xuất phát từ khái niệm nguồn tài nguyên không tái tạo và sẽ làm cho tổng số Bitcoin lưu hành tiệm cận dần đến con số 21 triệu. Bên cạnh việc thu được các đồng Bitcoin mới, các thành viên có thể thu phí xử lí cho những giao dịch lớn, đây có lẽ là một giải pháp để thu hút số người tham gia trong tương lai khi số lượng Bitcoin tới hạn. Tất nhiên khi Bitcoin càng khó tạo ra thì giá trị của nó càng tăng, hay nói cách khác giá cả trong nền kinh tế sử dụng Bitcoin giao dịch sẽ bị giảm phát. Tuy nhiên tốc độ giảm phát (và tốc độ tăng cung tiền) có thể xác định trước khá chính xác, cho nên người ta sẽ tính toán giá cả chính xác dựa trên tốc độ giảm phát này. Đây cũng là ý tưởng của Milton Friedman kêu gọi bãi bỏ Fed và thay bằng một cái máy tính chạy một thuật toán xác định trước để tính ra tốc độ tăng cung tiền cố định.
Như đã nói bên trên, mọi thành viên trong hệ thống Bitcoin đều có quyền tham gia vào quá trình xử lí giao dịch để được nhận những đồng Bitcoin mới. Tuy nhiên điều này đòi hỏi bạn phải có máy tính mạnh và trình độ công nghệ thông tin để lập trình. Nếu không có kiến thức, bạn có thể cho thuê máy tính của mình cho những nhóm chuyên nghiệp có khả năng vận hành/quản lí hoạt động xử lí (nghĩa là thu thập thông tin về các giao dịch mới, tính hash, kiểm tra hash...). Tất nhiên máy tính của bạn phải nối mạng 24/24 và phải thực sự mạnh thì mới đáng (hầu hết các máy tính tham gia xử lí đều sử dụng GPU bên cạnh CPU để thực hiện các tác vụ tính toán song song).
Việc huy động một lượng lớn năng lực tính toán tham gia vào quá trình xử lí giao dịch có ý nghĩa quan trọng với hệ thống Bitcoin. Nếu số lượng máy tính tham gia quá ít, một kẻ giả mạo có thể huy động một lượng máy tính lớn hơn để tạo ra một sổ cái giả, nghĩa là tính ra hash cho các block mới nhanh hơn toàn bộ hệ thống.
Ảnh
Một quán cà-phê ở Hà Lan chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Hiện có khoảng 35.000 đơn vị kinh doanh chấp nhận đồng tiền này. Ảnh Wikipedia.
4. Luật pháp của hầu hết các quốc gia đều cấm các tổ chức hay tư nhân phát hành một đồng tiền song song với đồng tiền quốc gia. Ngoài khía cạnh chính trị và văn hóa, nguyên nhân kinh tế của việc nhà nước độc tôn phát hành tiền liên quan đến hệ thống thuế quốc gia. Độc quyền phát hành tiền là một biện pháp hiệu quả để một nhà nước có thể thu thuế của dân, trực tiếp qua các thể loại thuế trực thu/gián thu hoặc gián tiếp qua lạm phát và phát hành tiền. Một trong những cách trốn thuế phổ biến ở hầu hết các nước là giao dịch bằng tiền mặt, Bitcoin với tính chất phi chính thức chính là "tiền mặt" trong thời đại mọi thứ đều "trực tuyến". Một khi giao dịch được thực hiện thông qua Bitcoin, nhà nước chỉ thu được thuế khi các bên tham gia "tự nguyện" đến nộp, sẽ cực kì khó khăn cho cơ quan thuế điều tra hay theo dõi các hoạt động kinh tế trong hệ thống Bitcoin. Tất nhiên vì Bitcoin do mạng lưới này tạo ra nên nhà nước cũng mất nguồn thu nhờ lạm phát.
Giống như Internet, hệ thống Bitcoin và đồng tiền Bitcoin sẽ không có biên giới (tất nhiên trừ những nước đặt tường lửa), nghĩa là Bitcoin có khả năng sẽ trở thành một đồng tiền thanh toán quốc tế nếu đồng tiền này không chết yểu. Thử tưởng tượng một ngày nào đó một doanh nghiệp dệt may nhỏ ở Việt Nam được Walmart thanh toán bằng Bitcoin trực tiếp, không thông qua một ngân hàng nào cả và cũng không bị nguy cơ "kết hối". Ở chiều ngược lại, một nhà đầu tư nhỏ ở một tỉnh lẻ của Việt Nam có thể dễ dàng mở một tài khoản và chuyển Bitcoin ra nước ngoài để "đánh vàng" trên một sàn giao dịch ở Dubai hay Hồng Kông mà không ai ngăn cấm được.
Trên tầm mức quốc gia và quốc tế, những vấn đề như chiến tranh tiền tệ, đầu cơ tiền tệ sẽ biến mất. Thặng dư hay thâm hụt thương mại sẽ chỉ là kết quả của khác biệt năng suất và tỉ lệ tiết kiệm chứ không liên quan đến tỉ giá nữa. Tất nhiên các ngân hàng trung ương cũng không còn vai trò gì và sẽ biến mất cùng với khái niệm chính sách tiền tệ. Một viễn cảnh khá giống với việc quay về lại kim bản vị.
Nhưng có một khác biệt quan trọng giữa kim bản vị và hệ thống Bitcoin. Nếu chỉ có "Thượng đế" mới tạo ra được nguyên tố thứ 79 với những đặc tính "vàng" như vậy, bất kì lúc nào cũng có thể xuất hiện một/vài Satoshi Nakamoto khác với những đồng Bitcoin mới có thể còn ưu việt hơn đồng Bitcoin hiện tại. Nghĩa là giới buôn ngoại tệ sẽ không lo thất nghiệp còn Friedrich Hayek sẽ "mỉm cười nơi chín suối" vì mơ ước về một đồng tiền mang tính cạnh tranh không thuộc về một nước nào cả trở thành hiện thực.
Theo Saigontimes
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

BlackBerry mừng hụt hợp đồng 80.000 smartphone

Có vẻ như các nhà đầu tư BlackBerry đã vui mừng quá sớm. Chính phủ Mỹ vừa tuyên bố không có bất cứ hợp đồng mua sắm đã kí nào với thương hiệu smartphone đang đứng bên bờ vực này cả.
Ảnh
Các cổ đông BlackBerry đã mừng hụt?
Hôm qua, thông tin tràn ngập mặt báo về việc BlackBerry đã nhận được đơn hàng "khủng" lên tới 80.000 điện thoại từ phía Lầu năm góc Mỹ. Khả năng chính phủ Mỹ "tung phao cứu sinh" cho BlackBerry đã khiến cổ phiếu hãng này tăng vọt trong sự hồ hởi của các cổ đông.
Tuy nhiên, sáng nay, đại diện Bộ quốc phòng Mỹ lại khẳng định trên The Verge rằng "hoàn toàn chưa có một đơn đặt hàng nào dành cho các thiết bị Blackberry mới". Con số 80.000 điện thoại được nhắc đến trong thông cáo báo chí hôm 16/1 chỉ ám chỉ những thiết bị đang dùng mà thôi.
Cụ thể, thông cáo viết rằng: Chương trình của Bộ quốc phòng hiện đang "hỗ trợ 1800 thiết bị di động các loại", bao gồm iPad, iPhone, máy tính bảng Samsung 10.1, Motorola Razr và hỗ trợ 80.000 điện thoại BlackBerry.
BlackBerry vốn có tiếng là hay khoe những bản hợp đồng béo bở kí được với chính phủ. Tất nhiên, trong lần hiểu nhầm mới nhất này, hãng không có động lực nào để đính chính lại với giới truyền thông, bởi cổ phiếu Blackberry đang có được sự khởi sắc mà hãng này đang cần một cách tuyệt vọng.
Theo Vietnamnet/CNET
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Tìm hiểu về nguồn gốc những biểu tượng công nghệ quen thuộc

Trong thời đại số ngày nay, việc phải tiếp xúc với rất nhiều các biểu tượng công nghệ, đó đã không còn là điều gì xa lạ nữa nhưng ít ai có thể biến đến những sự thật thú vị đằng sau biểu tượng công nghệ như Bluetooth, USB, nút Play... và hơn thế nữa là như thế nào.
Trong khuôn khổ bài viết này, những thông tin thú vị về một số biểu tượng cực kì phổ biến trong giao diện người dùng máy tính nói riêng hoặc các thiết bị điện tử nói chung sẽ được hé lộ.

1. Biểu tượng Power (nguồn)

Ảnh
Trở lại thời điểm khi Thế chiến thứ II diễn ra, các kĩ sư lúc bấy giờ thường sử dụng hệ nhị phân để đánh dấu nút nguồn của máy móc với số 1 nghĩa là “mở” và ngược lại số 0 đồng nghĩa với “tắt”. Năm 1973, dựa vào ý tưởng này Hội đồng điện tử thế giới đã quyết định lấy hình ảnh cách điệu hóa số 0 và số 1 lồng vào nhau để chỉ trạng thái standby của một thiết bị nào đó. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau, một tổ chức có tiếng trong lĩnh vực điện tử mang tên IEEE đã thay đổi định nghĩa của biểu tượng trên cho rộng hơn và biểu tượng như các bạn đang thấy ám chỉ nút nguồn, nút kích hoạt của một thiết bị điện tử.

2. Biểu tượng kết nối Ethernet

Ảnh
Biểu tượng cổng kết nối Ethernet được thiết kế bởi một kĩ sư làm việc cho IBM có tên David Hill. Theo những chia sẻ của ông, biểu tượng này thực ra được cắt ra từ một sơ đồ mô phỏng các kết nối mạng địa phương khả dụng thời bấy giờ. Trong đó, mỗi khối vuông ám chỉ một máy tính hoặc một trạm kết nối.

3. Biểu tượng Bluetooth

Ảnh
Nhắc đến nguồn gốc cái tên Bluetooth, chắc hẳn các bạn còn nhớ câu chuyện về vị vua Viking của người Đan Mạch có tên Harald Bluetooth, người nổi tiếng có khả năng gắn kết mọi người đồng thời góp công lớn vào công cuộc thống nhất Đan Mạch và Na Uy.
Bên cạnh lịch sử tên gọi, biểu tượng Bluetooth cũng gắn liền với vị vua nêu trên. Theo đó, logo Bluetooth quen thuộc của ngày hôm nay chính là cách viết cách điệu một số kí tự trong tên của vị vua Harald theo cách viết của người Bắc Âu thời đó.

4. Biểu tượng tạm dừng (pause)

Ảnh
Thực tế thì biểu tượng tạm dừng chẳng có chút nào liên quan đến công nghệ, theo đó, đây là một kí hiệu trong âm nhạc để chỉ sự ngắt giọng hoặc tạm dừng.

5. Biểu tượng chơi nhạc (play)

Ảnh
Là một biểu tượng khá quen thuộc thế nhưng đáng tiếc hình ảnh của nút Play với hình tròn bao quanh một hình tam giác lại không có một nguồn gốc cụ thể nào cả. Biểu tượng này được cho là lần đầu tiên xuất hiện trên những chiếc băng cối (reel-to-reel) vào giữa những năm 60 của thế kỉ trước. Bên cạnh hình ảnh mà các bạn đang thấy, biểu tượng này còn có một số biến thể cũng khá quen thuộc như hai tam giác đè lên nhau chỉ tác vụ tua đi hoặc tua lại.

6. Biểu tượng USB

Ảnh
Được ra đời cùng thời với công nghệ USB 1.0, biểu tượng quen thuộc này được thiết kế mô phỏng theo chiếc đinh ba của vị thần biển trong thần thoại La Mã Neptune. Tuy nhiên thay vì sử dụng đỉnh nhọn ở cả ba nhánh của biểu tượng, nhà thiết kế đã thay hai nhánh còn lại từ tam giác sang thành hình tròn và vuông để ám chỉ sự đồng bộ hóa với tất cả các thiết bị khi sử dụng chuẩn USB.

7. Biểu tượng trạng thái standby

Ảnh
Sau khi tổ chức IEEE thay đổi biểu tượng “standby” như đã đề cập đến bên trên, tổ chức này đã đi đến kết luận chọn biểu tượng hình mặt trăng để ám chỉ việc thiết bị đang ở trong trạng thái standby. Hiện nay, biểu tượng mặt trăng được sử dụng khá rộng rãi trên các thiết bị điện tử ở Mỹ và Châu Âu, tuy nhiên, ở các nước khác thì độ phổ biến của nó chưa thật sự cao.

8. Biểu tượng chuẩn giao tiếp FireWire

Ảnh
Vào năm 1995, một nhóm nhỏ tại Apple chịu trách nhiệm phát triển FireWire bắt đầu bắt tay vào việc thiết kế biểu tượng cho công nghệ hoàn toàn mới mà họ đang phát triển. Mục đích ra đời ban đầu là để thay thế cổng giao tiếp SCSI, FireWire hứa hẹn sẽ mang lại một phương thức kết nối tốc độ cao hơn rất nhiều cho các thiết bị âm thanh và hình ảnh số. Được biết, vì lí do này các nhà thiết kế đã nghĩ ra một biểu tượng gồm ba nhánh tượng trưng cho ba yếu tố dữ liệu, âm thanh và hình ảnh. Ban đầu, biểu tượng này có màu trắng tuy nhiên về sau nó được chuyển sang màu vàng và hiện nay chưa ai biết lí do cho sự chuyển đổi màu sắc này là gì.

9. Biểu tượng @

Ảnh
Năm 1971, một nhà lập trình có tên Raymond Tomlinson đã quyết định chèn một biểu tượng nào đó vào giữa những địa chỉ mạng máy tính để phân biệt phần biểu thị tên người dùng và các yếu tố còn lại, từ đó @ chính thức trở thành một yếu tố vô cùng quen thuộc trong thế giới Internet.
Tuy nhiên, trước khi @ được sử dụng với mục đích này, nó cũng được in lên một số bàn phím phục vụ mục đích kế toán trong những năm 1885 với ý nghĩa tương đương “với tỉ lệ là...”. Lùi lại sâu hơn nữa trong quá khứ, nhiều nghiên cứu cho rằng @ thậm chí có tuổi đời từ thế kỉ thứ 6 khi một thầy tu sử dụng nó như một cách để thay thế cho từ "ad" (trong tiếng Latinh có nghĩa là “ở đâu”, “về đâu”) bởi từ này quá dễ bị nhầm lẫn với A.D (viết tắt của Anno Domini, nghĩa là Công Nguyên).

10. Biểu tượng nút Command trên máy tính Apple

Ảnh
Khi làm việc để chuyển đổi các thực đơn lệnh xuống bàn phím, Hertzfeld, thành viên đội phát triển chiếc máy Mac đầu tiên cùng các cộng sự đã quyết định sẽ thêm vào một phím chức năng đặc biệt. Ý tưởng này thật đơn giản: khi được kết hợp với một số phím khác nhất định, nút “Apple” này sẽ thực hiện một lệnh tương ứng nào đó (lúc đó nút lệnh này không có biểu tượng như hiện tại mà mang logo của Apple).
Khi kế hoạch được đệ trình cho cố CEO Steve Jobs, ông ngay lập tức cảm thấy không vừa lòng và phản ứng lại: “Đã có quá nhiều biểu tượng Apple hiện diện rồi, thật quá kì cục!”. Sau đó, nhà thiết kế Susan Kare đã thử lục tìm trong từ điển biểu tượng thiết kế quốc tế để tìm cảm hứng và dừng lại ở một biểu tượng khá lạ ám chỉ một điểm thu hút khách du lịch trong khu cắm trại ở Thụy Điển. Về sau, nó được sửa đổi và trở thành nút lệnh Command.

11. Biểu tượng con trỏ chờ trên máy tính Apple

Ảnh
Lần đầu tiên xuất hiện trong hệ điều hành OSX để ám chỉ tình trạng hệ thống không phản hồi. Nhiều người cho rằng chiếc “bánh xe” này là một phiên bản thay thế phát triển thay cho con trỏ đợi hình chiếc đồng hồ trong các phiên bản đầu tiên nhất của Mac OS. Đến nay, nguồn gốc và ý tưởng nhen nhóm ra thiết kế này vẫn chưa được Apple công bố.
Theo PL&XH
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com