Sunday, September 28, 2014

Thị trường Android đi về đâu?

Lợi nhuận từ Android

Không nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) nào được hưởng lợi nhiều hơn Samsung từ sự gia tăng của Android nhưng có dấu hiệu cho thấy sự thống trị của họ đang bị đe dọa. Hãy xem báo cáo kinh doanh quý 2/2014, lợi nhuận của mảng di động đang giảm xuống. Samsung vẫn tạo ra hơn 6 tỉ USD lợi nhuận và phần lớn trong số đó là nhờ vào việc bán smartphone nhưng lợi nhuận của bộ phận di động giảm nhanh hơn và họ đã mất gần 30% so với quý cùng kì năm ngoái.
Thị trường Android đi về đâu?

HTC là “ngôi sao” đầu tiên sử dụng nền tảng Android nhưng đã gặp khó khăn trong vài năm qua. Dòng HTC one đã giúp công ty thu được lợi nhuận trở lại, họ đã thu được 75 triệu USD lợi nhuận trong quý trước nhưng doanh số vẫn đang giảm.
Sony đã chiến đấu để trở lại trong phân khúc di động với dòng Xperia Z cao cấp và một lịch trình cập nhật phiên bản mới 6 tháng 1 lần, nhưng mảng di động của họ đã thua lỗ 27 triệu USD trong quý qua.
LG có vẻ như là một trong số ít các nhà sản xuất OEM quen thuộc đi theo con đường khác với lợi nhuận thu được từ mảng di động trong quý 2 vừa qua là 83,4 triệu USD, đây là khoản lợi nhuận đầu tiên trong một thời gian.
Đây vẫn là những ngày đầu đối với bộ phận phần cứng điện thoại cũ của Nokia, hiện đã trở thành một phần của Microsoft nhưng công ty thông báo doanh số bán được 5,8 triệu điện thoại, đây là sự gia tăng khiêm tốn so với quý cùng kì năm ngoái. Doanh số này chủ yếu nhờ vào phân khúc bình dân và tầm trung.

Ánh bình minh mới

Tất cả các nhà sản xuất smartphone tên tuổi đang phải đối mặt với cùng một mối đe dọa. Đó là sự xuống dốc của giả cả và OEM phải lựa chọn giữa giá thấp và sức mạnh thương hiệu nếu họ muốn trở nên nổi bật và cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác. Phần lớn sự tăng trưởng của điện thoại thông minh là trong các thị trường đang phát triển. Trong đó thị trường Trung Quốc và Ấn Độ là lớn nhất.

Sự trỗi dậy của các nhà sản xuất Trung Quốc

Có lẽ vì vậy mà không bất ngờ khi chúng ta nhìn thấy nhiều nhà sản xuất Trung Quốc tham gia vào cuộc chơi này. Lenovo đã mua lại Motorola sau khi bổ nhào vào thị trường bình dân theo Google. Xiaomi khẳng định, vị trí đứng đầu phân khúc smartphone ở Trung Quốc trong quý 2/2014 với 14% thị phần. ZTE, Huawei, Alcatel và thậm chí những nhà sản xuất mới như Oppo và onePlus cũng tạo những dấu ấn đáng kể nhằm gia tăng sự cạnh tranh với các đối thủ khác.
Câu hỏi lớn được đặt ra là các nhà sản xuất Trung Quốc kiếm được bao nhiều lợi nhuận? Đó có thể là một câu hỏi khó trả lời. Chúng ta biết rằng, sản lượng smartphone toàn cầu đối với Huawei và Lenovo tăng lên nhanh chóng giúp cho các nhà sản xuất này chiếm giữ vị trí thứ 3 và 4 trong quý 2/2014. Alcatel xuất xưởng với con số kỉ lục trong quý 2/2014 khẳng định sự tăng trưởng 40% và chiếm 4% thị phần toàn cầu. ZTE kiếm được 100 triệu USD lợi nhuận trong quý trước nhưng không cho biết đã bán được bao nhiêu smartphone.
Xiaomi bán được một lượng lớn các thiết bị cầm tay và tuyên bố mức doanh thu 5,31 tỉ USD trong nửa đầu năm 2014, nhưng lại không tiết lộ về lợi nhuận thu được.
Các OEM ở Ấn Độ như Micromax, Karbonn, và Lava tuyên bố, chiếm thị phần lớn tại Ấn Độ. Bây giờ Google đang bắt đầu lái doanh số điện thoại Android one thông qua quan hệ đối tác với các OEM vì muốn đảm bảo rằng, họ sẽ phân phối các dịch vụ của Google. Chương trình Android one cũng cho phép họ giảm sự phân mảnh.

Ai được lợi?

Các OEM muốn bán điện thoại di động và kiếm được càng nhiều lợi nhuận từ phần cứng càng tốt. Trong khi đó, Google chỉ muốn dịch vụ của mình ngày càng sử dụng nhiều trên thiết bị càng tốt vì họ hứng tới kiếm tiền từ quảng cáo.
Khi việc sử dụng Internet đang nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu của các thiết bị di động, Android là một cách rất thông minh cho Google để duy trì sự thống trị của nó. Thay vì phải trả một khoản tiền lớn cho công ty như Apple để họ cung cấp công cụ tìm kiếm mặc định, thì họ cho không các OEM nền tảng của họ trên đó mặc định sẵn các dịch vụ của Google.
Google đã tìm cách đẩy giá xuống với dòng Nexus và Motorola, mà không xa lánh các nhà sản xuất OEM. Có thể đến một thời điểm khi các nhà sản xuất OEM nhận ra lợi ích của họ không còn được như mong đợi và Android không thể cung cấp những gì họ cần nữa.
Có lẽ chỉ đơn giản là quá muộn cho các OEM như HTC, LG, Sony để thoát khỏi Android. Số phận mảng di động của họ gắn liền với nền tảng Android, vậy làm thế nào để củng cố vị trí của họ trong thị trường Android bây giờ? Nhưng các nhà sản xuất OEM tại Trung Quốc và Ấn Độ có thể tạo ra bước đột phá lớn khi “cắt xén” phần cứng và họ không nhất thiết cần sự tham gia của Google trong không gian phần mềm. Android sẽ không dễ bị lật đổ nhưng cuộc đấu tranh để kiểm soát nền tảng này sẽ được các nhà sản xuất đẩy mạnh hơn.
Theo Vnmedia.

VN-Zone - Tin nhanh công nghệ - Tin tuc cong nghe - Thong tin cong nghe

Xem thêm các bài viết khác

No comments:

Post a Comment