Thursday, June 10, 2010

Nghệ thuật kiếm tiền từ các marketer

Tại sao cứ vào một trung tâm mua sắm, khi ra, bạn lại mua một món gì đó? Tại sao phụ nữ luôn bị các gian hàng làm cho mê mẩn và không tiếc tiền để mua hàng? Đó chính là nghệ thuật “móc túi” của các marketer.

Phụ nữ thích shopping cũng như đàn ông nghiền xem đá bóng. Tại sao chúng ta thích mua sắm đến thế, nhất là phụ nữ? Vui cũng mua sắm, buồn cũng mua sắm và không vui, không buồn cũng mua sắm luôn. Có rất nhiều lý do khiến phụ nữ bước chân vào các khu trung tâm thương mại. Như một thường lệ, phụ nữ hễ bước chân vào khu mua sắm, khi ra, họ phải cầm theo một món gì trên tay.
Thoạt đầu, mục đích của họ có thể là đi ngắm đồ, nhưng đến khi về lại khệ nệ tay xách nách mang. Chính vì thế, hầu như các quảng cáo trên tạp chí, ngoài trời và trong các trung tâm mua sắm đều tập trung vào đối tượng chính là nữ giới.
Công thức P = (N+F+A) x E2
Các trung tâm thương mại không tiếc tiền vào khoản thiết kế, trưng bày gian hàng cũng như nghiên cứu tâm lý mua hàng của khách hàng. Ngày trước, chất lượng sản phẩm là chính. Ngày nay, với mức độ cạnh tranh khốc liệt trên thương trường cũng như yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, một thương hiệu muốn đứng vững càng quan tâm hơn đến tâm lý của các thượng đế.
Pamela N.Danziger, tác giả cuốn sách Shopping: Why We Love It and How Retailers Can Create the Ultimate Customer Experience đã đưa ra công thức để tính khả năng mua hàng của khách: P = (N+F+A) x E2.
P có nghĩa là propensity, thiên hướng mua hàng của khách được quyết định bởi các yếu tố need (nhu cầu), features (kiểu dáng và đặc tính của sản phẩm), affordability (khả năng đáp ứng về mặt giá cả) và cuối cùng là emotion (cảm xúc, tình cảm). Trong khi các yếu tố khác chỉ chiếm một phần, emotion lại nghiễm nhiên nhân bình phương, chứng tỏ mức độ quan trọng của nó.



(Ảnh minh họa)
Mỗi người có một niềm đam mê khó cưỡng lại với mỗi món hàng đặc biệt, hay có thể gọi đó là điểm yếu của chúng ta. Chẳng hạn, các bé gái chết mê chết mệt búp bê Barbie, có bao nhiêu cũng không thấy đủ. Các cậu con trai cứ dính chặt vào các máy chơi điện tử, nào là PSP, Xbox 360, Nintendo Wii… Cứ như một thói quen, hễ đi shopping là người ta phải mua về đúng món hàng ấy.
Nói cho dễ hiểu, nếu như bạn là một nhạc sĩ, thế nào bạn cũng bị cuốn hút vào gian hàng bán nhạc cụ hoặc những gì liên quan đến âm nhạc.
Các shopaholic (tín đồ shopping) cũng vậy, mỗi người có một đam mê riêng, như tôi chẳng hạn. Đến khi mua sắm, tôi lại sà vào hàng mỹ phẩm, ngắm tới ngắm lui các màu mắt, màu son hoặc sơn móng tay mới. Dù chỉ thỉnh thoảng mới sơn móng tay hoặc cuối tuần đi chơi, đi tiệc mới trang điểm, nhưng tôi vẫn cứ thích mua thêm về thật nhiều, nhìn cứ như bộ sưu tập.
Tôi còn một niềm đam mê khác nữa là giày. Để giải thích rõ công thức P = (N+F+A) x E2 trên, tôi lý giải việc mua đôi giày bảy phân cổ cao màu đen, dạng gladiator (giày có nhiều dây) đính hạt lấp lánh.
Đầu tiên, xét về mặt nhu cầu, liệu tôi có cần đôi giày này đến mức không thể thiếu nó không? Chắc chắn là không, vì tôi cũng có đôi giày gladiator tương tự, chỉ khác kiểu dây và đính nút sắt thay vì đá lấp lánh. Nếu xếp theo thang điểm, nhu cầu của tôi chắc chắn chỉ bằng 0.
Tuy nhiên, đôi giày nằm kiêu hãnh như một nàng công chúa trên kệ trưng bày của cửa hàng Nine West khiến tôi không thể không dừng bước. Kiểu giày rất tinh tế, ngoài những sợi dây đính đá khéo léo kết lại với nhau, ngay cả phần lưới trên thân giày cũng được dát một lớp đá tấm dạng nhuyễn.
Hơn nữa, kiểu giày hở mũi không quá bó chân này sẽ khiến việc đi lại dễ dàng hơn. Cho dù có đi party, dancing, tôi cũng không phải nhăn nhó, liên tục tháo giày vì đau chân. Từng viên đá bắt sáng lóng lánh dưới ánh đèn khiến tôi lập tức liên tưởng sẽ kết hợp nó với chiếc đầm đen xếp nếp, cổ xẻ sâu và bộ trang sức bằng đá Swarovski mới mua.
Những ý nghĩ đó cứ liên tục nối tiếp nhau khiến tôi bước vào cửa hàng và cầm đôi giày lên như trong vô thức. Đôi giày quá đẹp, không còn chê vào đâu được.
Vấn đề quan trọng bây giờ là phần giá cả. Tôi thầm nghĩ nếu đôi giày này dưới hai triệu đồng, chắc chắn tôi sẽ mua ngay lập tức. Nếu từ hai triệu đến ba triệu đồng, tôi sẽ mang thử và quyết định sau. Còn nếu cao hơn nữa, có lẽ tôi không mua, để dịp khác, bởi vì của đáng tội, tôi mới mua hai đôi giày tuần trước và còn chưa kịp bóc tem.
Cảm xúc, khả năng chi trả và thái độ của nhân viên bán hàng
Có thể thấy nguyên tố quan trọng quyết định việc mua hàng của tôi chính là cảm xúc tôi dành cho nó. Cho nên dù nhu cầu rất thấp, nhưng kiểu dáng của đôi giày đã đẩy cảm giác muốn sở hữu của tôi lên cao.Chỉ số tình cảm tôi dành cho đôi giày khiến trong mắt tôi, những viên đã sang như kim cương, kiểu dáng của nó thêm phần thanh tao và hoàn hảo. Chỉ số tình cảm sẽ đẩy mạnh nhu cầu nếu như sau khi tôi thử đôi giày và thấy nó hoàn toàn khác hẳn những đôi tôi đã có.
Thêm một cú knock-out cuối cùng là tôi đủ khả năng mua đôi giày này. Thú thật, cho dù nếu lúc đó tôi không đủ tiền, đôi giày đẹp ấy sẽ cứ ám ảnh tâm trí tôi mãi, thôi thúc tôi quay trở lại và mua bằng được mới thôi. Đó chính là tâm lý chung của các shopaholic.
Chỉ số tình cảm ở đây còn chịu ảnh hưởng từ thái độ của nhân viên bán hàng. Nếu họ tận tâm và nhiệt tình phục vụ khách hàng hơn. Còn nếu họ tỏ thái độ khinh khỉnh, với kiểu nhìn như đặt câu hỏi: “Có đủ tiền không mà đòi mua hàng?, có lẽ dù thích đến mấy, tôi sẽ bước ngay ra khỏi cửa hàng. May cho tôi (hay là không may?), cô nhân viên có nụ cười dễ mến hôm ấy rất nhiệt tình giúp tôi thử giày. Thế là dĩ nhiên, không còn lý do gì khiến tôi phải chần chừ.
Có thể thấy khi phụ nữ đã bước chân vào cửa hàng mua sắm, những suy nghĩ, tính toán, logic của bán cầu não trái sẽ nhường chỗ hẳn cho nguyên tố chi phối, đó là tình cảm – emotion. Dĩ nhiên, những nguyên tố khác như nhu cầu, kiểu dáng, túi tiền cũng góp phần thêm vào, theo công thức nêu trên: 1+1+1 = 3. Trong khi đó, tình cảm có hiệu quả nhân bình phương: (1+1+1) x 52 = 75.
Đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của tất cả khách hàng
Các trung tâm mua sắm nắm rất rõ những nguyên tố chi phối quyết định mua hàng ngày này của khách. Yếu tố đầu tiên, nhu cầu khách hàng thuộc về mặt cá nhân của từng người và rất đa dạng. Mỗi người có một nhu cầu khác nhau. Có người muốn mua nữ trang, mỹ phẩm, có người muốn mua vật dụng gia đình, có người cần bộ đầm dạ hội để đi tiệc cưới. Do đó, các marketer rất khó tác động trực tiếp đến nhu cầu.
Tuy nhiên, chính nhu cầu ấy lại là điều kiện kéo khách hàng đến các trung tâm mua sắm. Vì thế, chỉ còn cách là có càng nhiều mặt hàng mua sắm càng tốt, để có thể đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của tất cả khách hàng và nam phụ đến lão ấu.
Chẳng hạn, một gia đình gồm đôi vợ chồng và cô con gái đi mua sắm, mỗi người đều có sở thích riêng. Còn gì bằng nếu cả gia đình đều được thỏa mãn nhu cầu cùng lúc: cô con gái mua búp bê Barbie mới, ông bố tậu chiếc laptop gọn nhẹ, cần thiết cho những công tác xa, còn bà mẹ hoàn toàn hài lòng với chai nước hoa Chanel No5 ngọt ngào.
Do đó, các trung tâm mua sắm lớn ở nước ngoài thường chia thành nhiều khu vực như: lady’s wear, kid’s wear, for men, electronic, food court, housewares… với đa dạng sản phẩm để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn.
Nghe, nhìn, ngửi và cảm giác
Các marketer chú trọng tập trung vào các giác quan của khách hàng, nhất là thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác. Trước hết, sảnh vào luôn được trang trí bắt mắt từ ngoài vào trong, nhất là vào các dịp lễ. Hệ thống ánh sáng luôn được đầu tư kỹ càng. Cũng cùng một gian hàng, một sản phẩm nhưng thiếu đi hệ thống ánh sáng, giá trị của món hàng sẽ giảm hẳn.
Âm nhạc đóng vai trò quan trọng không kém. Một số nghiên cứu cho rằng thể loại nhạc nhẹ nhàng, vừa phải khiến khách hàng thư thái khi đi shopping và có nhiều thời gian ngắm nhìn, chọn lựa sản phẩm hơn. Do đó, âm thanh được chọn lọc kỹ. Thể loại nhạc nhanh, tiết tấu mạnh phù hợp hơn với những gian hàng dành cho giới trẻ.
Tầng một ở các trung tâm thương mại như Diamond Plaza hoặc Opera View luôn là nơi trưng bày của các thương hiệu thời trang nổi tiếng cao cấp như Salvatore Ferragamo, Furla, Burberry, Cartier, Louis Vuitton… Ngoài ra còn có trang sức và mỹ phẩm với những poster quảng cáo của những cô người mẫu đẹp mê hồn. Những món thuộc hàng xa xỉ phẩm này nâng tầm nhu cầu lên thành một yếu tố tâm lý khác, đó là một thế giới của khát khao và mơ ước.
Tôi muốn sở hữu chiếc túi xách Versace màu đen sang trọng kết hợp với chiếc áo trench coat của Burberry. Tôi ao ước có được vẻ đẹp chết người cả Catherine Zeta-Jones với đôi môi gợi cảm như quảng cáo của Elizabeth Arden. Hương thơm dịu dàng, ngọt như kẹo của Lolita Lempicka hay mùi hoa hồng của BVLGARI, gỗ đàn hương ấm áp của Issey Miyake khiến các shopaholic khó lòng làm ngơ. Những hình ảnh đẹp đẽ và hương thơm quyến rũ ấy kích thích quyết định mua hàng rất cao.
Một người bạn của tôi, khi đi shopping lại rất thích cầm nhiều túi xách to nhỏ mà không chịu để dồn vào chung một túi cho gọn. Lý do của cô là chỉ để mọi người trông thấy mình mua được nhiều món đồ ưng ý như thế nào.
Cô bảo: “Cái cảm giác được mọi người nhìn theo, trầm trồ thật thú vị. Các cô bán hàng dường như cũng hiểu được khả năng shopping của mình nên phần nào đon đả và ngọt ngào hơn. Hơn nữa, các túi xách bây giờ nhìn rất sang chứ không phải túi xốp hay bao giấy như trước đâu mà phải giấu giấu giếm giếm”.
Quà tặng và mua hàng giảm giá
Có thể thấy, kiểu dáng và chất lượng sản phẩm thôi vẫn chưa đủ. Đã đẹp phải đẹp từ trong ra ngoài. Đó cũng là lý do ngày càng nhiều thương hiệu đầu tư vào thiết kế túi đựng hàng mang dấu ấn của riêng mình. Đây cũng là một phương pháp quảng bá thương hiệu có hiệu quả.
Một tuyệt chiêu nữa mà các trung tâm thương mại luôn chú trọng: quà tặng và mua hàng giảm giá. Có người phụ nữ nào không thích được tặng quà? Có người phụ nữ nào không thích được giảm giá? Hễ nghe ở đâu có giảm giá, big sale, thế là một đồn mười, mười đồn trăm, các quý bà quý cô ùn ùn đổ về trung tâm mua sắm như trẩy hội. Những điều kiện như mua hai tặng một, tặng phiếu giảm giá, mua sản phẩm trị giá hơn một triệu đồng sẽ được tặng sản phẩm đi kèm… luôn khiến phụ nữ hào hứng vì mua được món hời.
Cô bạn tôi từng mua hộp kem dưỡng mắt Estee Lauder vì muốn nhận được quà tặng là bộ trang điểm mini và ba chiếc túi nhỏ xinh xắn. Tôi mua thêm hai chiếc áo của Marc by Marc Jacobs chỉ để được tặng chiếc túi vải màu đỏ, trong khi mục đích vào đây là mua một chiếc quần trắng. Vâng, chỉ là một chiếc quần trắng thôi.
Biết bao người như tôi hay bạn tôi, mua thêm sản phẩm vì lời nói ngọt như mía lùi của cô bán hàng: “Chị ơi, chị đã mua được chừng này rồi, chỉ còn một chút xíu nữa là được quà tặng. Quà này là hàng limited item đấy. Hay là chị cứ mua thêm một sản phẩm nữa cho đủ điểm nhé?”. Hai chữ “quà tặng” cứ như một thứ vũ khí mật chuyên dùng để đánh trúng điểm yếu của phái nữ.
Nói đến yếu tố tâm lý khách hàng được các trung tâm mua sắm khai thác thế nào, còn lâu mới kể hết. Họ quan tâm và không tiếc tiền đầu tư từng chi tiết nhỏ, cách phối màu, sắp xếp gian hàng, âm thanh, ánh sáng nhằm thu hút khách mua hàng. Chẳng trách các shopaholic hễ đến các khu thương mại là như bị bỏ bùa mê, cứ việc máy móc cà thẻ hoặc trả tiền một cách không thương tiếc. Đơn giản, mục tiêu của các shopping center là khiến chúng ta “shop till you drop”.
kienthuckinhte.com

10 lời khuyên cho kinh doanh trực tuyến



Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử khi xây dựng trang web của mình cần lưu ý là trang web của họ có sự điều hướng mang tính trực giác và cấu trúc tiện lợi, không chỉ đóng vai trò giúp khách hàng nhìn và cảm nhận.

Dưới đây là 10 lời khuyên hữu ích dành cho bất cứ ai tham gia kinh doanh trực tuyến trong khi triển khai các trang web thương mại điện tử.




1. Đừng ép khách hàng suy nghĩ


Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử khi xây dựng trang web của mình cần lưu ý là trang web của họ có sự điều hướng mang tính trực giác và cấu trúc tiện lợi, không chỉ đóng vai trò giúp khách hàng nhìn và cảm nhận.


Khi vào các trang web này, khách hàng phải đoán biết một cách chính xác rằng những “nút bấm” hay đường dẫn hoạt động thế nào trước khi họ nhắp chuột.


Doanh nghiệp nên đặt trên thanh công cụ điều hướng chức năng tìm kiếm, tốt nhất là ở phía trên bên tay phải, nơi mà khách hàng dễ nhìn nhất. Chức năng tìm kiếm này không nên giống một “nút bấm” mà nên giống với hộp thoại để khách hàng nhập từ khóa vào. Như vậy, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian do không phải vào một trang tìm kiếm khác để thực hiện công việc tìm kiếm.


Chức năng tìm kiếm này cần tự động kiểm tra lỗi chính tả của từ khóa và khi đã phát hiện ra lỗi, nó phải tự động đề xuất sửa lỗi. Nếu như từ khóa mà khách hàng nhập vào quá chung chung, thì hệ thống phải tự động đề xuất khách hàng lựa chọn từ khóa khác.


Chẳng hạn, hệ thống có thể hiển thị câu thoại để khách hàng biết như: “Ông/bà đã nhập từ khóa “camera”. Nếu muốn, ông/bà có thể làm rõ từ khóa hơn, ví dụ như “camera của Canon” hay “camera của Nikon””.


2. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm


Doanh nghiệp nên đưa bộ “điều hướng chi tiết” vào các trang catalogue trực tuyến. Như vậy, bộ điều hướng sẽ giúp khách hàng nhận biết trang web mà họ đang xem hiện đang nằm ở vị trí nào, đồng thời giúp khách hàng nhanh chóng đi vào phần mà họ tìm kiếm. Ví dụ như, khi khách hàng tìm mua một chiếc đèn để bàn và họ vào trang web thương mại để mua.


Để giúp khách hàng nhanh chóng tìm đến khu vực bán đèn bàn, trang web của doanh nghiệp nên sử dụng bộ điều hướng “Online catalogue (Catalogue hàng trực tuyến) > Home Furnishings (Đồ dùng gia đình) > Lighting (Thiết bị ánh sáng) > Table Lamps (Đèn bàn)”. Làm như vậy, doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng thuận tiện trong việc tìm kiếm hàng mà họ muốn mua.


3. Đơn giản hóa thao tác của khách hàng


Doanh nghiệp nên lưu ý khi trình bày trang web sao cho vừa với trang màn hình, tránh kéo dài trang màn hình. Doanh nghiệp nên để những món đồ quan trọng nhất của mình lên trên trang màn hình. Đơn giản hóa các thao tác của khách hàng, giúp họ thuận tiện trong việc xác định vị trí hàng hóa mà họ cần mua cũng như các thủ tục mua bán.


Hình thức đặt hàng One-Click (Chỉ cần một lần nhắp chuột) của Amazon.com, là ví dụ điển hình để doanh nghiệp tham khảo.


4. Bố trí trang Web gọn nhẹ


Doanh nghiệp nên bố trí trang web một cách gọn nhẹ bằng cách tối ưu hóa hình ảnh, sử dụng các file có kích thước nhỏ và nhanh chóng hiển thị khi nạp trang, loại bỏ những file HTML và đồ họa không cần thiết. Lý tưởng nhất là chỉ mất 10 giây để khách hàgn nạp toàn bộ trang web.


5. Sử dụng mã nguồn mở


Doanh nghiệp không nên phung phí ngân sách vào những phần mềm có giấy phép đắt tiền không cần thiết, khi mà họ có thể sử dụng các giải pháp mã nguồn mở. Phần mềm mã nguồn mở cho phép khách hàng tự điều chỉnh, đồng thời mang lại sự lựa chọn ổn định và ít tốn kém hơn so với phần mềm độc quyền.

6. Nghiên cứu sát hành vi khách hàng



Doanh nghiệp cần theo dõi xem khách hàng sử dụng trang web của mình như thế nào và tìm hiểu xem yếu tố nào hấp dẫn họ. Doanh nghiệp nên phân tích những hành vi của khách hàng, chẳng hạn như phần nào làm cho họ thấy nhàm chán nhất và họ hay tìm kiếm gì nhất. Doanh nghiệp nên yêu cầu khách hàng của mình điền vào phiếu điều tra sau khi họ đã mua hàng và tổ chức những cuộc thi tập thể dành cho những khách hàng thường xuyên.


7. Thỏa mãn khách hàng


Phục vụ khách hàng cũng như sự sống còn của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc doanh nghiệp thỏa mãn khách hàng của mình thế nào. Doanh nghiệp nên có người chuyên phụ trách việc trả lời thư điện tử.


Quan trọng, doanh nghiệp phải làm đúng những gì đã cam kết với khách hàng. Doanh nghiệp nên lấy “Hứa ít làm nhiều” làm phương châm kinh doanh. Chẳng hạn như, khi doanh nghiệp đã hứa với khách hàng sẽ giao hàng trong vòng 3 ngày, họ không được phép để khách hàng phải chờ 5 đến 10 ngày.


Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có máy chủ hỗ trợ để có thể quản lý tốt khi số lượng người truy cập vào trang web tăng lên.


8. Sử dụng các công cụ tìm kiếm


Doanh nghiệp cần làm cho khách hàng biết đến mỗi sản phẩm hay trang catalogue của họ với các bộ từ khóa. Vì trang web của doanh nghiệp không thể truyền tải mọi thứ cho tất cả mọi người, nên doanh nghiệp cần sử dụng các trang web khác làm chức năng này như một lực lượng bán hàng ảo.


Chẳng hạn như, trang web của SmokeCDs.com, khách hàng của Netconcept, nằm trong “top ten” trong trang web của Google khi khách hàng nhập từ khóa buy CDs (“Mua đĩa CD”) đồng thời các trang nhóm nhạc cũng sắp xếp gọn gàng các dòng nhạc như là “Trick Daddy” hay Album như “The Matrix Soundtrack”.


Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không thể làm cho các trang trong trang web của họ được biết đến được nếu các trang này không có trong các công cụ tìm kiếm. Hiện nay, một số doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ đã gặp phải vấn đề làm sao để tất cả các catalogue của họ hiển thị trên toàn bộ các công cụ tìm kiếm có tiếng.


Trong khi SmokeCDs.com có hàng chục nghìn trang sản phẩm trên Google, thì một công ty bản lẻ đĩa nhạc khác của Mỹ là Sam Goody.com chỉ có một vài trăm. Doanh nghiệp có thể kiểm tra xem có bao nhiêu trang trên trang tìm kiếm lớn bằng cách sử dụng công cụ miễn phí tại địa chỉ www.netconcept.com/urlcheck...


9. Bán sản phẩm của doanh nghiệp


Bán hàng trên web có nghĩa là doanh nghiệp phải biết sử dụng một cách linh hoạt, thông minh không gian ảo. Chọn một số sản phẩm đặc trưng cho lên trang web rồi quay vòng các sản phẩm đó. Doanh nghiệp nên xem xét phương án “Danh mục mặt hàng top ten” (tương tự như trường hợp 10 sản phẩm doanh nghiệp muốn bán nhất).


Tâm lý chung của khách hàng là họ thường chuộng những mặt hàng được liệt vào hàng “Top ten”.


Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên đưa ra những gợi ý hoặc những ý kiến của khách hàng trên các sản phẩm. Quan trọng là doanh nghiệp cần phải tăng cường sử dụng biện pháp đưa ra những lời chào hàng đặc biệt với khoảng thời gian nhất định với số lượng nhất định như một biện pháp để tăng doanh số.


10. Thực hiện đủ chức năng
Ban đầu, khách hàng có thể cho các món hàng vào giỏ hàng. Nhưng họ cũng có thể bỏ giỏ hàng lại và sau vài ngày mới trở lại và giỏ hàng vẫn còn nguyên. Doanh nghiệp nên tạo điều kiện để khách hàng có thể khởi tạo các tài khoản để dễ dàng lặp lại việc đặt và kiểm tra đơn đặt hàng.


Nếu đó là một trang web dành cho tiêu dùng, thì doanh nghiệp nên giúp khách hàng mua và nhận phiếu quà tặng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo cho việc đặt hàng trực tuyến bằng cách cài đặt chứng chỉ máy chủ bảo mật 128 bit.


Cuối cùng, doanh nghiệp nên có giao diện quản lý cho phép thêm, bớt hoặc nâng cấp nội dung của trang web.
kienthuckinhte.com

7 bí quyết vượt qua vòng phỏng vấn

Thời điểm tham gia cuộc phỏng vấn chính thức với nhà tuyển dụng đã đến. Thành công chắc chắn sẽ đến với những ứng viên có sự chuẩn bị kỹ càng và thái độ tự tin khi trả lời mọi câu hỏi hóc búa một cách trôi chảy và xuất sắc. Còn bạn thì sao?



 


Thời điểm tham gia cuộc phỏng vấn chính thức với nhà tuyển dụng đã đến. Thành công chắc chắn sẽ đến với những ứng viên có sự chuẩn bị kỹ càng và thái độ tự tin khi trả lời mọi câu hỏi hóc búa một cách trôi chảy và xuất sắc. Còn bạn thì sao?


Vào ngày cuộc phỏng vấn diễn ra, mọi ứng cử viên đều rơi vào tâm trạng hồi hộp và lo lắng. Câu hỏi đầu tiên mà mọi nhà tuyển dụng đưa ra có thể rất khác nhau về hình thức, nhưng nhìn chung đều thể hiện một nội dung cơ bản là: “Điều gì khiến anh/chị quyết định tham dự cuộc phỏng vấn tìm việc làm này?” hay “Anh/chị có thể cống hiến những gì cho công ty chúng tôi?”.


Liệu đứng trước nhà tuyển dụng cùng những câu hỏi hóc búa như vậy có khiến tay bạn run lên bần bật, tim đập liên hồi và mồ hôi toát ra đầm đìa...? Liệu bạn có sẵn sàng đánh đổi phải mất một điều gì đó để có được việc làm thay vì phải đối đầu với tình huống này không?


Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết, tự tin bước vào một cuộc phỏng vấn tìm việc làm và nhanh chóng trở thành ứng cử viên số một của nhà tuyển dụng.


1. Chuẩn bị kỹ lưỡng


Bạn hãy chuẩn bị cẩn thận những số liệu và thông tin chứng minh năng lực và giá trị của bạn với nhà tuyển dụng. Bạn cần đánh giá đúng năng lực và giá trị của mình trên thị trường lao động là phù hợp với những vị trí công việc nào. Do vậy, việc nghiên cứu, so sánh các vị trí công việc khác nhau đối với bạn sẽ trở nên rất quan trọng và cần thiết. Các yêu cầu và nhiệm vụ cần thiết đối với các vị trí đó của công ty tuyển dụng sẽ khiến bạn lựa chọn chính xác việc nộp đơn vào vị trí nào là thích hợp.


2. Thể hiện rõ ràng rằng mục tiêu của bạn là sự công bằng và cơ hội thăng tiến


Hãy biết cách thể hiện và khẳng định việc bạn tham gia phỏng vấn là muốn tìm kiếm một môi trường làm việc tốt, sự công bằng và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp tại công ty này.


Đồng thời, trên cơ sở những nghiên cứu ban đầu của bạn về nhà tuyển dụng, hãy hỏi về trách nhiệm của bạn nếu được tuyển dụng liên quan tới các mục tiêu và kế hoạch phát triển trong tương lai của công ty. Các nhà tuyển dụng thường có ấn tượng đặc biệt với những ứng viên thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về công ty và có những chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn.


3. Cho thấy việc tuyển dụng bạn không phải là mất đi một khoản chi phí, mà là một khoản đầu tư


Hãy chứng minh rằng bạn hoàn toàn có khả năng và kinh nghiệm giúp công ty tìm ra các giải pháp tăng trưởng doanh số bán hàng, giảm thiểu chi phí, đẩy mạnh hiệu suất công việc... Bạn nên đưa ra các bảng biểu hay sơ đồ minh họa cho những ý tưởng của mình. Hãy sử dụng những dữ liệu thực nếu có thể.


Việc tìm hiểu kỹ lưỡng vị trí công việc mà bạn nộp đơn xin tuyển dụng rất quan trọng, vì nó sẽ giúp bạn chứng minh mình có đủ kinh nghiệm, khả năng và các điểm mạnh cần thiết đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nhiều nhà tuyển dụng muốn biết rõ ràng rằng tại sao họ nên tuyển dụng bạn. Hãy chứng minh bạn là sự lựa chọn tốt nhất của họ.


4. Đừng bao giờ hé lộ các con số thực về lương và thưởng mong muốn của bạn hay mức lương hiện tại của bạn


Sau khi đã chứng minh được năng lực và giá trị của bạn với nhà tuyển dụng, cách tốt nhất nói về mức lương là bạn cần phải biết rõ công việc yêu cầu những gì. Sau đó, bạn có thể đưa ra một phạm vi nhất định để thoả thuận về lương, thưởng, phụ cấp và các quyền lợi khác…


Nhưng nếu như người phỏng vấn nhất định yêu cầu bạn đưa ra một con số cụ thể thì bạn nên làm một cuộc điều tra trước khi đi phỏng vấn. Hãy hỏi những người làm ở vị trí tương đương để bạn có thể đưa ra con số gần đúng, chứng tỏ bạn biết giá trị sức lao động của mình và sự công bằng mà bạn muốn có của nhà tuyển dụng.


5. Luôn bình tĩnh và giữ vững lập trường, quan điểm của bạn trong suốt buổi phỏng vấn


Trước khi vào phỏng vấn, bạn phải biết chính xác lý do và cái giá phải trả để có được cơ hội làm việc tại đây, ví dụ như: Cơ hội việc làm này có giá trị như thế nào với bạn? Bạn sẽ phải từ bỏ những gì để có nó? Bạn phải đánh đổi những gì để đảm bảo sẽ thành công với công việc mới? Liệu có những yêu cầu bắt buộc nào không?


Trong quá trình phỏng vấn, hãy tỏ ra luôn bình tĩnh và giữ vững lập trường khi trả lời các câu hỏi cũng như khẳng định các giá trị của bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng nên mềm dẻo các nhu cầu của bản thân với khả năng đáp ứng của nhà tuyển dụng. Hãy nghĩ đến thời gian làm việc & mức lương, thưởng, cơ hội học hỏi & khả năng thạm dự các cuộc họp bàn quan trọng,.. mà bạn sẽ có nếu được tuyển dụng.


6. Nhớ rằng đây là cơ hội hai bên cùng có lợi đối với cả bạn và nhà tuyển dụng


Bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn muốn có công việc này và tự tin khẳng định việc nhà tuyển dụng đồng ý nhận bạn sẽ là một quyết định sáng suốt. Bạn hoàn toàn có thể giúp ích cho họ rất nhiều.


Hãy khoan nói đến vấn đề tiền lương, thưởng và coi đó không phải là vấn đề quan trọng nhất đối với bạn. Vấn đề quan trọng nhất là bạn có cơ hội để khẳng định mình tốt hơn, có thể giúp đỡ nhà tuyển dụng trong việc tìm kiếm các giải pháp tăng trưởng kinh doanh, nâng cao hiệu quả các hoạt động bán hàng, tiếp thị… và mang lại kết quả kinh doanh cao hơn.


Việc tập trung quá nhiều vào các đòi hỏi lương bổng và đề cập ngay lập tức về mức lương có thể khiến bạn mất điểm trong sự nhìn nhận, đánh giá từ phía nhà tuyển dụng. Các chủ đề về lương bổng chắc chắc sẽ được bàn tới, theo dẫn dắt của người phỏng vấn. Nhà tuyển dụng có thể để chủ đề này được bàn bạc vào cuối buổi phỏng vấn.


7. Quan tâm nhiều tới “sếp” tương lai của bạn hơn là những nhà quản lý nhân sự


Sẽ thật tuyệt vời nếu người “sếp” tương lai của bạn biết rõ các nhu cầu và sẽ tự mình quyết định tuyển dụng bạn. Tìm kiếm được người tài sẽ mang lại “lợi nhuận” cho “sếp”. Do vậy, bạn hãy thể hiện các kỹ năng thích hợp nhất ngay từ lúc đầu và bằng khả năng đàm phán, thương lượng để mang lại những điều khoản có lợi nhất cho bản thân bạn khi được tuyển dụng.


Sau cùng, cuộc phỏng vấn tuyển dụng luôn là cơ hội để bạn tỏa sáng, vì vậy đó không phải là lúc để thể hiện tính khiêm nhường. Hãy thể hiện sự tự tin, nhiệt tình và đặc biệt không quên dành một thời gian nhất định để đánh bóng bản thân.

(Nguồn: http://www.kienthuckinhte.com/)

3 câu hỏi phỏng vấn mà mọi ứng viên đều muốn “né"

Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về cách mà bạn có thể ứng phó với những câu hỏi sau, những câu hỏi rất có thể bạn sẽ gặp phải trong cuộc phỏng vấn và sẽ rất quan trọng đối với sự nghiệp của bạn.
Nhà tuyển dụng và những người phỏng vấn muốn bạn trả lời những câu hỏi hóc búa trong suốt cuộc phỏng vấn. Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về cách mà bạn có thể ứng phó với những câu hỏi sau, những câu hỏi rất có thể bạn sẽ gặp phải trong cuộc phỏng vấn và sẽ rất quan trọng đối với sự nghiệp của bạn.


Giả sử bạn bị hỏi những câu hỏi này ngay bây giờ, bạn có thể đưa ra một câu trả lời hay được không? Nếu không hãy học, học và học.


1. “Bạn có thể giải thích lý do tại sao bạn không đi làm trong một thời gian dài được không?” 


Đây là điều mà những người phụ nữ có gia đình có thể đưa ra lý do dễ dàng hơn. Họ không đi làm bởi vì họ phải chăm sóc cho mái ấm của mình. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có một mái ấm thì việc này hơi khó.


“Tôi cảm thấy rằng trước khi gắn bó với một công việc, tôi nên đi đây đi đó một thời gian. Vì thế, tôi đã đi du lịch xuyên Việt như một hình thức tự học. Thực ra tôi chỉ dự định đi một thời gian ngắn, nhưng niềm đam mê du lịch đã kéo tôi đi lâu hơn và bây giờ tôi đã sẵn sàng để bắt đầu với công việc này.”


“Tôi đã làm nhiều công việc trước khi nghỉ một khoảng thời gian dài như thế này. Tôi đã quyết định rằng tôi không muốn gắn bó với bất kỳ một công việc nào. Vì vậy tôi đã không tìm việc. Nhưng rồi tôi đã nhận ra rằng tôi thật sự cần một công việc để phát triển sự nghiệp. Và tôi thấy rằng làm việc cho anh (chị) sẽ rất phù hợp với kế hoạch lâu dài của tôi.”


2. “Bạn có biết gì về công ty của chúng tôi không?” 


Hy vọng rằng trước khi dự phỏng vấn, bạn đã tìm hiểu đôi nét về công ty mà bạn muốn làm việc. Nếu không, bạn cũng nên nói một điều gì đó chứ không phải là “không”, và thể hiện rằng bạn rất hứng thú để “tìm hiểu thêm”. Hãy nêu bật dịch vụ của công ty, các sản phẩm hay doanh thu.


“Không nhiều như tôi muốn biết. Tôi hiểu rằng công ty anh (chị) là một công ty lớn, có nhiều điều kiện để phát triển trở thành một trong những công ty thành công trong ngành. Công ty anh (chị) có mấy nhà máy nằm gần đây?”


“Ồ, công ty anh chị có tiếng là một đơn vị hàng đầu trong nền kinh tế của tỉnh (thành phố) này.”


3. “Tôi vừa phỏng vấn vài người có kinh nghiệm nhiều hơn bạn. Tại sao tôi lại chọn bạn mà không phải là họ?” 


Câu hỏi này có thể được thể hiện dưới rất nhiều hình thức (chẳng hạn như rất nhiều người chứ không phải vài người). Hãy cẩn thận trong trong việc đánh giá người khác, bởi vì bạn không biết họ và có thể bạn vô tình khơi mào cho một cuộc tranh luận, ít nhất cũng là trong suy nghĩ của người tuyển dụng. Thay vào đó, hãy nó về ứng viên mà em biết (bạn), và đưa ra những lợi ích mà nhà tuyển dụng có được khi thuê bạn.


“Tôi không thể nói tốt cho người khác, nhưng tôi có thể nói tốt cho bản thân mình. Tôi có thể đảm bảo với anh chị rằng tôi luôn thích ứng với công việc mới một cách nhanh chóng và tôi không phải gạt bỏ những kỹ năng công việc trước đây để làm tốt theo những gì anh yêu cầu.”


“Tôi đảm bảo rằng anh sẽ khó tìm được ai có lòng say mê, nhiệt tình trong công việc như tôi.”


Mẹo vặt: Đừng cố gắng học thuộc lòng những câu trả lời này và “phát lại” trong cuộc phỏng vấn. Mỗi câu trả lời của bạn sẽ thể hiện sự riêng biệt của bạn. Hãy sử dụng những câu trả lời trên như một sự hướng dẫn khi luyện tập trong nhóm của bạn.


Cùng với một người bạn hoặc một người thân trong gia đình “luyện tập” những câu hỏi này. Bạn không thể tự viết ra hoặc tự trả lời một mình được. Bạn phải ngồi trước một ai đó đóng vai là người phỏng vấn thì mới có hiệu quả.


Nếu có thể, hãy ghi âm hoặc quay video lại những buổi luyện tập này cốt để bạn có thể nghe hoặc xem sự “trình diễn” của mình. Từ đó bạn sẽ nhận ra những phần nào chưa ổn và sửa chữa chúng.
Thục Vy (Theo HRvietnam)

Hãy xóa bó dữ liệu không tốt của mình trên Facebook

Các nhà tuyển dụng sử dụng facebook hoặc internet để kiểm tra thông tin về bạn, hãy cố gắng tạo hình ảnh tốt trên mạng và xóa bó những thông tin không tốt về mình.

Justin Gawel khẳng định rằng trang web Facebook của cậu không chứa nội dung gì  quá phản cảm.
“Có rất nhiều bức ảnh chụp cảnh chè chén [nhưng] không có ảnh sex hay bất cứ thứ gì đại loại như vậy –  ít nhất là theo cách nghĩ của tôi,” Gawel bông đùa.
Tuy nhiên, chàng sinh viên năm thứ 3 đại học học bang Michigan này gần đây đã thay đổi tên hiển thị trên Facebook của mình thành “Dustin Gawel” để né tránh con mắt săm soi của các nhà tuyển dụng tiềm năng trong khi đi ứng cử vào các vị trí học việc mùa hè.
Mặc dù Gawel đã đổi lại bí danh đọc trệch của mình sau 2 tuần khi nhận ra rằng người dùng trên Facebook còn có thể  được tìm thấy thông qua địa chỉ email, trường học và các mạng lưới của mình.
Dọn sạch dấu vết
Cậu sinh viên này không phải là trường hợp duy nhất đang cố gắng xóa vết và dọn sạch hình ảnh trên mạng của mình. Nhiều sinh viên và những người mới ra trường nói rằng họ đang đổi tên mình trên Facebook hoặc thắt chặt các cài đặt truy cập để giấu giếm những bức ảnh và bài viết riêng tư khỏi sự dòm ngó của các nhà tuyển dụng.
Họ có một lý do rất chính đáng để làm như vậy.
Một cuộc điều tra gần đây được thực hiện bởi Microsoft đã tiết lộ rằng có tới 70% các nhà tuyển dụng hay giám đốc nhân sự tại Mỹ đã loại bỏ một ứng cử viên nào đó dựa trên những thông tin mà họ tìm thấy trên mạng.
Đó là những thông tin như thế nào? Những bình phẩm “không đúng mực” của ứng viên; những đoạn phim hay bức ảnh “không phù hợp”; những lời dèm pha, phê phán dành cho sếp, đồng nghiệp, khách hàng... cũ; hay thậm chí là cả những bình phẩm không thích đáng từ bạn bè hoặc họ hàng của ứng viên này.
Sự soi mói này khiến cho Gawel cảm thấy không dễ chịu chút nào.
“Tôi hiểu rằng các nhà tuyển dụng muốn nhìn vào Facebook của một người nào đó để thấy được bức tranh toàn cảnh về ứng viên thay vì chỉ biết đến một cái tên trong hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, những thông tin này không khẳng định rằng ứng viên đó có làm được việc hay không. Người ta không nên xét nét những hoạt động bên ngoài văn phòng làm việc.”
Gawel nói rằng cậu không chắc là các nhà tuyển dụng sẽ không thích những nội dung trên trang Facebook của mình. Tuy nhiên, đối với cậu, sự riêng tư cá nhân quan trọng hơn.
Gawel phát biểu: "Có quá nhiều người chụp ảnh của bạn. Tôi không muốn cứ phải dạo qua tất cả những bức  ảnh này và gỡ bỏ tên mình trên đó. Không có thứ gì phạm pháp hay quá phản cảm trong những bức ảnh này... Tuy nhiên rõ ràng là người ta không chụp ảnh khi bạn đang học hay đang làm việc ở trường. Họ chỉ thích chụp khi mọi người đang tiệc tùng và làm những chuyện ngu ngốc.”
Một phần của quy trình sàng lọc
Dù tốt hay xấu, việc sàng lọc ứng cử viên trên mạng có thể  là một phần bắt buộc trong qui trình tuyển dụng của thế kỷ 21. Điều tra của Microsoft cho thấy 79% các giám đốc tuyển dụng ở Mỹ đã dùng Internet để đánh giá các ứng cử viên tốt hơn.
Dan Eggers, giám đốc tuyển dụng tại Partners Marketing Group ở Marrietta, Georgia cũng nằm trong số 79% này.
“Chúng tôi xem lại và chắc chắn là sẽ nghiên cứu về những người mà chúng tôi có ý định tuyển dụng. Tôi thường tìm tên họ trên Google, xem xét trên LinkedIn, Facebook và Twitter,” Eggers xác nhận.
Ông nói rằng hãng của mình chỉ tìm hiểu về danh tiếng trên mạng của một ứng viên để đảm bảo rằng anh ta hoặc cô ta không gian lận về kinh nghiệm làm việc của mình.
Eggers phát biểu: "Chúng tôi cố gắng không để ý nhiều đến những bài viết từ những người khác. Phản ứng lại với cả những thông tin đó thì cũng quá lắm.”
Tuy nhiên, những bình luận mang tính chất phân biệt chủng tộc hoặc phê phán tình dục đồng giới vẫn có thể dễ dàng đưa hồ sơ xin việc của bạn vào thùng rác, ông nói.
Jack Rayman, giám đốc cấp cao của các dịch vụ việc làm tại trường Đại học Bang Pennsylvania nói:” Mọi người thường không đánh giá đúng về việc bảo mật thông tin cá  nhân của họ trên mạng. Họ nghĩ rằng chỉ có bạn bè của họ mới quan tâm đến những thông tin này.”
Cài đặt truy cập thay vì ngụy trang
Elana Borchers, sinh viên năm cuối trường Đại học Indiana đã hoán đổi họ  với tên đệm của mình trong tháng 11 khi cô bắt  đầu nộp đơn xin việc. Borchers thậm chí quyết định giữ lại bí danh này sau khi nhận được một công việc toàn thời gian 1 tháng sau đó.
Cô nói:” Không phải cái gì cũng chắc chắn được. Nếu như cấp trên bây giờ nhìn thấy thứ gì đó trong hồ sơ Facebook của tôi mà họ không thích, tôi có thể sẽ bị đuổi việc.”
Điều đó không phải là vì Borchers lo ngại về những nội dung trên trang Facebook của mình. “Chẳng có gì xấu trên đó cả. Tuy nhiên tôi muốn họ biết về mình khi làm việc trực tiếp hơn là trên Facebook,” cô nói.
"Các trường nằm trong Big Ten đều nổi tiếng về những buổi tiệc tùng quá mức. Điều đó cũng hiển hiện ở nơi tôi đang học. Tôi không muốn giữ ấn tượng tiệc tùng này trong tương lai và càng không mong ai đó sẽ nhìn vào việc này mà phán xét tôi.”
Borchers nói rằng cô  đã có ý định xóa những bức ảnh tiệc tùng đi, nhưng: ”Đó là những kỉ niệm của tôi và ngay lúc này tôi vẫn muốn lưu giữ chúng.”
Rất nhiều bạn bè  của Borchers cũng đang chơi trò đổi tên trên Facebook này để giấu mình khỏi các nhà tuyển dụng tiềm năng hay các các cán bộ tuyển sinh sau đại học. Borchers nói:” Họ đổi tên trên Facebook thành những biệt danh mà bạn bè hay gọi để ai cũng biết đó chính là họ.”
Người phát ngôn của Facebook, Kathleen Loughlin nói rằng bà không thể bình luận về số lượng người dùng đang đổi tên trên Facebook, tuy nhiên các sinh viên nói chuyện với CNN đều khẳng định xu hướng này đang rất phổ biến.
Một sinh viên năm cuối khác của trường Indiana, Jeffrey Lefcort, cũng đổi tên trên Facebook của mình thành Jeffrey David – tên đệm của mình – khi bắt đầu tìm việc, ngay cả khi cậu nghĩ rằng mọi thông tin trên trang của mình đều đúng mực.
“Tôi chỉ không muốn ai đó không phải bạn bè tìm thấy tôi. Hồ sơ trên Facebook của tôi không phải để dành cho các nhà tuyển dụng. Tôi không muốn họ nhìn vào đời sống riêng tư của mình.”
Cũng giống như Gawel, Lefcort cuối cùng đã chọn việc thắt chặt các cài đặt truy cập của mình như người phát ngôn của Facebook khuyến cáo thay vì ngụy trang bằng cách dùng biệt hiệu.
Khó trốn thoát
Theo George Matlock, giám đốc điều hành tại Matlock Advertising and Public Relations ở  Atlanta, Georgia, với vai trò quan trọng của Internet ngày nay, rất ít các nhà tuyển dụng không đánh giá danh tiếng trên mạng của các ứng viên ở một mức độ nào đó trước khi tuyển mộ. Bản thân ông luôn tìm kiếm bằng tên của ứng viên trên Google, tuy nhiên, ông không nhìn vào Facebook.
“Tôi không tìm kiếm trên các trang Facebook,” ông nói. “Tôi cố gắng tránh xa khỏi nó. Đối với tôi, nó quá riêng tư ... và cũng có thể tôi ngại phải nhìn vào những thứ trên đó. “
Emily Mitnick, sinh viên năm cuối trường Đại học bang Michigan đã đổi tên mình trên Facebook, nói cô chẳng có gì phải giấu giếm cả nhưng vẫn không muốn các nhà tuyển dụng tương lai tìm ra mình.
Mitnick dùng LinkedIn để trao đổi với "thế giới chuyên nghiệp." Cô  coi Facebook là một nơi mà "tôi có thể  vui vẻ suồng xã với bạn bè mình mà không cần phải giữ tác phong nghiêm túc.
“Tôi không để cho tất cả mọi người nhìn thấy những bức ảnh có tôi trong đó – đơn giản là vì tôi cẩn thận chứ không phải vì những bức ảnh đó không đúng mực,” cô nói thêm. “Tôi chỉ muốn giữ chúng trong góc riêng tư của mình.”
Rayman, chuyên gia tư  vấn việc làm tại Penn State, cũng nói rằng ông khuyên các sinh viên với những bức ảnh và các nội dung có khả năng phản cảm nên đổi tên của họ trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm là không dễ gì có thể trốn thoát khỏi danh tiếng của mình trên mạng.
“Hầu như không thể nào xóa bỏ hết các trang web đươc. Mọi thứ vẫn được lưu đệm ở đâu đó và sẽ vẫn xuất hiện trước mắt mọi người. Nếu như trước đây bạn mang tiếng xấu ở trường này và có thể chuyển đến một trường khác để thoát khỏi tai tiếng thì giờ đây mọi chuyện ngày càng trở nên khó khăn hơn trên Internet khi tất-cả-mọi-người đều biết chuyện của tất-cả-mọi-người.”
Theo Tuanvietnam

Saturday, June 5, 2010

Điệp Viên Không Không... Thấy

Cơ quan tình báo Anh MI7 biệt phái điệp viên 001 tham gia sứ mạng cứu nguy thế giới. Nhưng vì MI7 cung cấp mật mã để mở nắp tàu ngầm không đúng nên 001 đã không thoát ra được, anh hy sinh anh dũng... 
Cánh chim đầu đàn của ngành tình báo Anh mất đi để lại niềm tiếc thương vô bờ cho các đồng nghiệp khác. Tất cả các điệp viên đã có mặt tại nghĩa trang cùng đưa anh về nơi yên nghỉ cuối cùng. Bỗng có một tiếng nổ long trời... Các điệp viên đều theo chân 001 xuống thăm địa phủ.





Thảm họa đã xảy ra, MI7 không còn một điệp viên nào cả ! À không, nói đúng ra là còn một người: Johnny English. Anh là điệp viên không số, chỉ quen làm công việc bàn giấy như chuẩn bị tài liệu cho các điệp viên khác trước khi hành động (chính anh đã cung cấp mật mã cho 001 chứ đâu). Dù chưa một lần tham gia các sứ mạng đặc biệt nhưng Johnny đã biết tất cả các "chiêu" lấy le đẹp mắt, cách ăn nói điệu đàng làm xiêu lòng người đẹp... Lần này, MI7 hoàn toàn trông cậy vào anh, thời cơ của điệp viên siêu cấp Johnny English đã đến














link tải:
http://www.mediafire.com/?anlh9xxagfo
http://www.mediafire.com/?6w2mgl3wdxz
http://www.mediafire.com/?9th1tbzwtmy
http://www.mediafire.com/?4myqm42ympb
http://www.mediafire.com/?6objy5dy1g5
http://www.mediafire.com/?151fz1dzmpw
http://www.mediafire.com/?3zcdm18xyy2
Pass giải nén: lax 


PHỤ ĐỀ: http://www.mediafire.com/?uz0ewixjtmn


(Nguồn: downloadphimhd) 

Mr. & Mrs. Smith (2005) (unrated)

Hai nhân vật trong phim là một đôi vợ chồng trẻ kết hôn được 5 năm. Cuộc sống của họ có vẻ rất bình thường, hàng ngày thức dậy, nhấm nháp cốc café và ai đi việc người nấy. Nhưng có một sự thật trớ trêu: cả hai đều là sát thủ chuyên nghiệp



 




Bộ phim bắt đầu với cảnh hai người ngồi trên hai chiếc ghế riêng, quay mặt ra màn hình. Họ đang cùng trả lời những câu điều tra về đời sống riêng tư do bác sỹ tâm lý hỏi. Ông Smith thì chẳng nhớ họ đã chung sống với nhau bao lâu rồi còn bà Smith thì trả lời giúp ông với một cái cười mỉm duyên dáng. Mọi chuyện xem chừng có vẻ rất bình thường một cách khó hiểu.


Mối tình của họ bắt đầu tình cờ khi John và Jane gặp nhau ở sảnh một khách sạn lớn. Jane gặp chút rắc rối với cảnh sát và John xuất hiện cứu nguy cho người đẹp. Sau đó họ bắt đầu hẹn hò, đi ăn, đi nhảy cùng nhau và cuối cùng là cưới nhau.

Hai người làm việc cho những tổ chức bí mật, nhưng bà Smith lại nguy trang bằng một công việc ở ban biên tập một tạp chí thời trang còn ông Smith thì ra dáng một doanh nhân quản lý công việc kinh doanh của gia đình. Một chi tiết thú vị là công việc của bà có vẻ gặt hái được nhiều thành công hơn của ông Smith. Họ nhận lệnh từ những người chủ khác nhau nhưng lại có nhiệm vụ giống nhau - cùng ám sát một người. Người này không hề biết gì về công việc của người kia cho đến khi họ cố truy tìm đối tượng thì họ trở thành đối thủ của nhau. Do nhiệm vụ đều chưa được hoàn thành nên cả hai lại được lệnh đi ám sát “kẻ phá bĩnh” nghĩa là cả hai cố gắng tiêu diệt nhau ...

Trích dẫn: http://www.mediafire.com/?sharekey=5...d2e181d272be80
vietmf.com

Wednesday, June 2, 2010

Bảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu thế giới

Dưới đây là danh sách 30 thương hiệu hàng đầu thế giới 2004





ĐỂ TẢI BẢNG ĐẦY ĐỦ--------> NHẤP VÀO LINK BÊN dưới


DOWNLOAD_PHUOCTIENBLOG

NHỮNG CÂU SLOGAN HAY NHẤT MỌI THỜI ĐẠI



ImageCác chuyên gia cho rằng cách tốt nhất để thành công trong một thị trường gần như bão hòa hiện nay là cố gắng định vị sản phẩm và sống với định vị đó càng lâu càng tốt. Và slogan được coi là chìa khóa để mở cánh cửa thành công.

 
Dưới đây là những câu slogan (khẩu hiệu) được cho là hay nhất mọi thời đại:
- Good to the last drop! MaxWell House - Thơm ngon đến giọt cuối cùng.
- Be all you can be. US Army - Hãy là tất cả những gì bạn muốn.

- Have it your way. Burger King - Thưởng thức theo cách của bạn.

- Friend dont’t let friend drink and drive. US Department of transportation - Bạn tốt không để bạn mình say và phải cầm lái.

- Just do it. Nike - Cứ làm đi

- Got Milk? American Dairy Association - Bạn đã uống sữa chưa?

- Tastes great... Less filling. Miller Brewing Company - Hương vị tuyệt hảo... Không no hơi.

- I LOVE NEW YORK. New York State Division of Tourism - Tôi yêu New York.

- Imagination at work. General Electric Co. - Trí tưởng tượng trong công việc bay cao.

- It’s everywhere you want to be. Visa - Bất cứ nơi nào bạn đến.

- It takes a lickin’ and keeps on tickin! Timex - Cứ đều đặn tích tắc đúng giờ.

- You can do it. We can help. Home Depot - Bạn có thể làm điều đó, và chúng tôi có thể giúp.

- Look ma, no cavities. Crest - Mẹ ơi nhìn kìa, không sâu răng.

- Raising the bar. Cingular - Cao và cao hơn nữa.

- They’re Gr-r-reat! Kellogg Frosted Flakes - Ngon tuyệt.

- We deliver for you! United States Protal Service - Chúng tôi chuyên trách việc giao hàng.

- You’re in good hands. 
Allstate - Bạn đang chọn đúng người phục vụ.
- We try harder. Avis - Chúng tôi luôn cố gắng hơn.

- What happens here, stay here. Las Vegas Convention & Visitors Authority - Đến đây, ở lại đây.

- When you care enough to send the very best. Hallmark - Khi bạn thật sự quan tâm gửi đi những điều tốt đẹp nhất.

Kinh nghiệm cho thấy cách tốt nhất để thành công trong một thị trường hàng hóa gần như là bão hòa hiện nay là cố gắng định vị sản phẩm và sống với định vị đó càng lâu càng tốt.


"Để ngày càng thành công hơn, bạn phải tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể. Nếu tính về số lượng, có thể nhóm khách hàng mục tiêu không phải là tổng thể thị trường. Tuy nhiên, trước tiên bạn phải chắc là thương hiệu của mình thực sự đặc biệt đối với nhóm khách hàng mục tiêu đó", theo lời của Barry Crossland, Giám Đốc Marketing của Nestle.

Có thể định vị một sản phẩm là rất khó, nhưng thay đổi một định vị hiện hữu cũng không dễ dàng chút nào, có thể nói là rất khó khăn để thay đổi một hình ảnh tiêu cực về sản phẩm.
 Các doanh nghiệp phải sáng suốt để không định vị sản phẩm theo phong trào hay những sự yêu thích nhất thời. Năm 1988, những sản phẩm trong suốt như bia, lăn khử mùi, dầu gội đầu, nước rửa chén và nước ngọt đã tràn vào thị trường như vũ bão. Người tiêu dùng lúc bấy giờ so sánh chất lượng sản phẩm với chuẩn tinh khiết, trong suốt, dịu nhẹ, hay thân thiện với môi trường. Bốn năm sau đó, sự yêu thích các sản phẩm trong suốt bắt đầu hêt thời. Người tiêu dùng bắt đầu ngại trả tiền cao hơn chỉ để có sản phẩm ít thành phần, nguyên liệu sản phẩm hơn.
Rất nhiều khẩu hiệu thất bại vì nó quá chung chung, không đủ khả năng định vị một sản phẩm. Sau đây là những ví dụ:
Không gì có thể di chuyển bạn như Mercury. Mercury - Nothing moves you like a Mercury.
Thỉnh thoảng cũng nên phá lệ một chút. Burger King - Somtimes you’ve gotta break the rules.
Tôi yêu những gì bạn làm cho tôi, Toyota. Toyota - I love what you do for me Toyota.
Tinh thần mới của Dodge. Dodge - The new spirit of Dodge.
Được tạo ra cho cuộc đua của loài người. Nissan - Built for the human race.
Biết thêm về Geo. Geo - Get to know Geo.
- Đơn thuần là cảm thấy tuyệt vời. Marda - It just feels right.
Nghệ thuật của du lịch. Louis Vuitton - The art of travel.
- Nghệ thuật của viết lách. Mont Blanc - The art of writting.
- Nghệ thuật của sự độc đáo. Cartier - The art of being unique.
Nghệ thuật của thời gian chính xá.c Ballantine’s scotch - The art of perfect timing.
Nghệ thuật của khoa học kỹ thuật. Audi - The art of engineering.
Mang tương lai đến gần bạn Ameritrust - Bringing the future to you.
Vấn đề về hiệu suất. Kodak - Performance that counts.
- Đam mê sự hoàn hảo. Lufthansa - A passion to perfection.
Nơi ý tưởng thành hiện thực. Ricoh - Where imagination becomes reality.
Vì hôm nay không phải là hôm qua. Bankers Trust Co - Because today isn’t yesterday.
Hình ảnh của tương lai. Anacomp - The image of the future.
Để kết luận về tầm quan trọng của một câu slogan, có thể dẫn lời của ông Kevin Clancy, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của công ty tư vấn Marketing Copernicus "Tạo ra một khẩu hiệu nghĩa là tìm ra hai hay ba từ hoặc cụm từ và ghi khắc nó vào tâm trí người tiêu dùng. Nếu bạn thành công, mọi người sẽ quyết định mua sản phẩm của bạn một cách vô thức và luôn bàn về sản phẩm với những người tiêu dùng khác".
Nguồn :vnexpress