Monday, May 31, 2010

Hiện tượng siêu nhiên (Paranomal activity)

Hiện tượng siêu nhiên (Paranomal activity)


Đạo diễn:  Oren Peli
Diễn viên: Katie Featherston, Micah Sloat, Mark Fredrichs
Nhà sản xuất: Đang Cập Nhật
Thể loại: Kinh dị
Độ dài: 99 phút
Quốc gia: Mỹ
Năm sản xuất: 2009 




Giới thiệu:  Hai nhân vật chính Micah và Katie, sống tại ngoại ô của California đã    nghi ngờ căn nhà của mình bị ma ám. Và linh cảm ấy là có thật khi   chiếc  máy quay phim cá nhân của họ quay lại được những điều bất thường   xảy ra  trong ngôi nhà này.
21 ngày với 21 điều kỳ quái với mức độ kinh dị tăng dần, những cảm   xúc  tò mò đến nghẹt thở vì những điều kỳ quái, bí hiểm, một hiện tượng   huyền  bí xảy ra về đêm dưới sự chứng kiến của một đôi bạn trẻ. Các hiện   tượng  như căn phòng tối tăm, cánh cửa đóng sập lại, sàn kêu cọt kẹt,   kính vỡ,  những cái bóng trên tường, đèn tự bật sáng... tất cả đều xảy   ra trong  khi Micah và Katie có vẻ đang ngủ (hoặc cố ngủ).

Lúc đầu, mọi việc dường như vô hại, khi cửa phòng ngủ di chuyển tới   lui  khoảng vài phân. Micah không để tâm đến chuyện đó lắm, thậm chí sau   khi  Katie tiết lộ rằng cô có một quá khứ với những ám ảnh. Nhưng càng   diễn  biến thì căng thẳng càng tăng. Một đêm, Katie bị bắt đứng yên tại   chân  giường trong hai tiếng đồng hồ mà chẳng nhớ gì về chuyện đó và một   đêm  khác cô bị kéo lê trên sàn phòng bởi một thực thể vô hình.

21 ngày trôi qua với những sự việc hôm sau đáng sợ hơn hôm trước, cho    đến khi tất cả những thứ quỷ quái cuối cùng bộc phát ra.


Download Mediafire


(Nguồn drive4vn.net)

Icarus [2010][DVDRip] - Kẻ Hai Mặt

Nội dung: Có những người gọi ông là Icarus. Mọi người khác biết ông là một người cha ly dị làm việc cho một công ty đầu tư. Nhưng họ không biết mặt khác của ông, mặt tối của mình







Nội dung: Có những người gọi ông là Icarus. Mọi người khác biết ông là một người cha ly dị làm việc cho một công ty đầu tư. Nhưng họ không biết mặt khác của ông, mặt tối của mình. Bởi vì Icarus là lúc tốt nhất của ông khi ông giết chết người. Trong nhiều năm, ông muốn làm việc như một đại lý tại Mỹ-ngu nhưng khi đế quốc Liên Xô sụp đổ, anh thấy mình ở một đất nước với nước ngoài không có ai để tin tưởng. Xác định để phá vỡ từ quá khứ đen tối của mình, ông bắt đầu hơn với một bản sắc mới. Nhưng bạn chỉ có thể thoát khỏi quá khứ của bạn quá lâu. Khi một mishap bất ngờ ở Hong sắc thổi Icarus 'Kong, va chạm trong quá khứ và hiện tại - và nhận ra kẻ ám sát của ông hiện là mục tiêu. Những người mà muốn nó chết sẽ dừng lại ở không có gì để có được với anh ta. Và điều đó có nghĩa là đi sau những gì ông quan tâm nhất của anh vợ và con gái. Đấu tranh cho cuộc sống của mình, Icarus là buộc phải đối mặt với quỷ của quá khứ của mình để bảo vệ những người thân yêu trong hiện tại của mình. Ông đã phải đấu tranh để tiết kiệm là điều duy nhất của ông bao giờ thực hiện ngay trong cuộc sống. Anh ta cần phải tìm ra người là sau khi anh ta và bảo vệ gia đình của mình - trước khi quá muộn


Trailer




Mediafire


http://www.mediafire.com/?vyduxnmawdm


http://www.mediafire.com/?mmljzntjjmt


http://www.mediafire.com/?gm3dxkmymm3


http://www.mediafire.com/?fokyzka0nnz


Pass: mrbot.info


(Nguồn: Drive4vn.net)

Sunday, May 30, 2010

Die Hard




Một nhóm tin tặc âm mưu đưa nước Mỹ trở lại thời tiền sử bằng cách đánh sập tất cả mạng máy tính vào ngày quốc khánh. Mọi thứ trong kế hoạch hành động của chúng sẽ hoàn hảo nếu không có sự can thiệp của John McClane.



Mai Lihn (Maggie Q) từng một mình vô hiệu hóa hệ thống an ninh của 70 công ty đa quốc gia. Hoshi Wataya là cha đẻ loạivirus có khả năng khống chế một nửa hệ thống mạng của châu Á. anPerchorin, một anh chàng người Nga, được coi là chuyên gia xuất sắcnhất trong việc phát triển mã tấn công. Nếu phối hợp với nhau, 3 người này có thể tấn công mọi hệ thống máy tính, kể cả hệ thống của chính phủ Mỹ.





Và rồi kẻ có khả năng tập hợp 3 tài năng ấy xuất hiện. Đó là Thomas Gabriel (Timothy Olyphant), một tay trùm người Hungary và cũng là hacker sừng sỏ. Hắn từng phụ trách hệ thống an ninh mạng cho chính phủ Mỹ. Sau khi bị sa thải vì một lý do không đâu, Thomas nung nấu ý định tấn công mạng máy tính trên toàn nước Mỹ để trả thù. Ngoài 3 chuyên gia trên, Thomas còn chiêu mộ được Paolo Conti, một hacker lập dị người Italy.


Thời điểm được Thomas chọn để ra tay là ngày quốc khánh. Mục tiêu đầu tiên của nhóm tin tặc là hệ thống điều khiển giao thông ở thủ đô Washington. Đèn tín hiệu nhấp nháy hỗn loạn khiến giao thông tê liệt. Trong lúc dân tình còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì hệ thống máy rút tiền tự động ngừng hoạt động. Sau đó thì sàn giao dịch chứng khoán New York sụp đổ trước giờ đóng cửa. Tất cả chỉ số chứng khoán tụt dốc không phanh và nền kinh tế Mỹ bắt đầu rối loạn. Đó chỉ là phần mở đầu của một kế hoạch được xây dựng tỉ mỉ hòng đưa nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới quay trở về thời kỳ đồ đá chỉ trong 3 ngày.





John McClane (Bruce Willis), người hùng của các chiến tích Die Hard, giờ đã già. Sau khi ly dị vợ, ông hết ra lại vào trung tâm cai nghiện rượu song vẫn là một thành viên của Sở cảnh sát New York. Đúng vào ngày quốc khánh, ông được cục điều tra liên bang Mỹ

(FBI) giao nhiệm vụ bắt một tên hacker trẻ tuổi tên là Matt Farrell (Justin Long).

Trên đường đưa Matt Farrell tới trại giam, John vô tình biết được âm mưu khủng bố khi bị kẹt xe vì sự rối loạn của đèn giao thông. Từ những thông tin tiếp nhận được, tay hacker đang bị áp giải nhận ra rằng những kẻ tấn công đang làm theo hướng dẫn của cuốn sách: "Cách đánh sập một đế chế trong 3 ngày" do thiên tài máy tính Jeremy Hartwick viết ra. 





Là người từng tham gia xây dựng mạng Apanet, tiền thân của Internet, từ năm 13 tuổi nên Hartwick rất am hiểu tầm quan trọng của từng hệ thống và tính toán rất chính xác tốc độ phản ứng của nhà chức trách. Vì thế, tuy những chỉ dẫn trong cuốn sách là cực kỳ nguy hiểm nhưng nó cũng giúp John và đồng sự bất đắc dĩ Matt biết trước đường đi nước bước của bọn tội phạm. Thật không may là Gabriel biết được ý định của John. Hắn cho người bắt cóc cô con gái Lucy để uy hiếp ông ...




Do tuổi đã cao nên Bruce Willis phải nhờ tới diễn viên đóng thế trong một số cảnh. Larry Rippenkroeger, người đóng thế cho ông, bị thương nặng do ngã từ độ cao khoảng 15 m xuống vỉa hè trong một cảnh quay ngoài đường phố. Anh này bị gãy xương mặt và rạn xương ở cả hai cổ tay. Thế là quá trình quay phải hoãn lại vài tuần. Trong thời gian Larry nằm viện, Bruce thường xuyên ghé thăm. Ông thuê hẳn một phòng ở khách sạn gần bệnh viện cho bố mẹ Larry để hai người có thể chăm sóc con trai cả ngày lẫn đêm. Ban đầu các hãng sản xuất muốn mời John McTiernan, người đã chỉ đạo diễn xuất của Die Hard và Die Hard with a Vengeance, tiếp tục tham gia bộ phim. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, đạo diễn này phải ngồi tù vì tội gian dối trước tòa án. Len Wiseman là cái tên tiếp theo mà hãng 20thCentury Fox lựa chọn và ông đã đồng ý.




Phim có sự tham gia diễn xuất của nữ diễn viên hành động gốc Việt 28 tuổi Lý Mỹ Kỳ (Maggie Q). Khi được hỏi về chương trình tập luyện để thực hiện bộ phim, cô cho biết: "Tôi không có nhiều thời gian để luyện tập cho riêng phim này, nhưng bình thường tôi vẫn rất tích cực vận động để có thể lực tốt cho các bộ phim hành động. Rất nhiều cảnh trong phim dựa trên võ thuật Philippine với đặc trưng uyển chuyển và liên hoàn. Tôi đã học các kỹ thuật chiến đấu này vài tháng trước khi quay phim. Tôi cũng dành nhiều thời gian để tập quyền Anh".










Spoiler:


Die Hard 1 (1988) - HQRip
http://www.mediafire.com/?2yimmn2cliz
http://www.mediafire.com/?dvlyjnwm5zy
http://www.mediafire.com/?mwyjk1dmfmr
http://www.mediafire.com/?oowdtyzmtmt
http://www.mediafire.com/?oowdtyzmtmt
http://www.mediafire.com/?gotmtdmlny3


Die Hard 2 (1990): Die Harder - HQ Rip 
http://www.mediafire.com/?nrnzzdzk5bd
http://www.mediafire.com/?v2ngqnjnnj2
http://www.mediafire.com/?mtanyzznoyr
http://www.mediafire.com/?gygjonutlon


Die Hard 3 (1995): With A Vengence - HQ Rip 
http://www.mediafire.com/?lt2yu14ytjm
http://www.mediafire.com/?djwktymzyjy
http://www.mediafire.com/?mon1wgt2nmt
http://www.mediafire.com/?ndtjcdzzjyj
http://www.mediafire.com/?dydgm4kigty


Die Hard 4 (2007): Live Free or Die Hard - HQ Rip
http://www.mediafire.com/?2yyd2q5nymm
http://www.mediafire.com/?z13mytozdm3
http://www.mediafire.com/?mng0mzdlmkz
http://www.mediafire.com/?zn4zudmnomz
Pass: soniquality

4 yếu tố quyết định chiến lược Marketing tổng hợp

4 yếu tố quyết định chiến lược Marketing tổng hợp
Cập nhật 9-2-2006 19:55


Cho dù khách hàng của bạn thuộc thế hệ “Baby Boomer”, “Echo Boomer”, “XX”, “XY” hay là những người trung niên thì có một điều chắc chắn rằng: họ biết và hiểu rõ về Marketing hơn bao giờ hết.



Người ta coi khách hàng ngày nay là những người hay thay đổi, những người ham cái mới, những người có học thức; hay là những người luôn theo đuổi niềm đam mê của mình. Có thể Marketing chính là sự kết hợp của tất cả những yếu tố trên.

Điểm mấu chốt là: để đương đầu và vượt qua những thách thức đang lớn dần do khách hàng ngày nay đặt ra đối với một thương hiệu, người làm Marketing phải tìm cách cân bằng hợp lý giữa các công cụ, các chương trình Marketing khi bắt đầu quá trình sáng tạo và phân phối những sản phẩm hay dịch vụ đến tay người tiêu dùng với giá phải chăng, đúng lúc, đúng nơi với những đặc trưng cũng như những thuộc tính phù hợp với nhu cầu của họ.

Tuy vậy cũng có lúc bạn lâm vào trường hợp thất bại, đôi khi đó chỉ đơn thuần là vì khách hàng không thích thú với nó.

Thế nhưng vẫn còn có một yếu tố phức tạp nữa cần được bổ sung thêm, đó là người làm Marketing phải liên tục đáp ứng những yêu cầu luôn thay đổi của khách hàng, sở thích, quyền ưu tiên của khách hàng, những lúc kinh tế tăng trưởng đi lên hay đi xuống, và cả những khách hàng chỉ hứng thú với những điều mới mẻ. Do vậy, marketing luôn luôn phải thích ứng với mọi thay đổi.

Để thích ứng với những điều này marketing cần phải có kế hoạch, phương án, cách nhìn nhận sự việc, những phương thức tạo ra sự hứng thú; quan trọng nhất là nó phải gây được sự chú ý cũng như nắm bắt được thị hiếu của khách hàng.

Nhưng trước khi marketing có thể tạo nên một sự thay đổi với cách thức chào hàng mới hay đưa ra một thương hiệu mới thì chúng ta cần quan tâm đến một điều bất di bất dịch trong marketing, người ta gọi đó là: “4P” (product, price, promotion and place).

Phối thức chiêu thị

Tiêu chuẩn 4P của marketing tổng hợp bao gồm sản phẩm, giá thành, địa điểm (sự phân bố) và quảng cáo, khuyến mãi. Tuy vậy chúng ta cũng hiểu rằng mỗi yếu tố trên không thể tách rời riêng rẽ được. Thực tế chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu xem xét chúng như những chức năng riêng lẻ của marketing tổng hợp. Bằng việc hợp nhất các công cụ truyền thống để thích nghi với những thị trường biến đổi không ngừng, người làm marketing có thể làm được nhiều hơn khi nhìn chúng trong cả một quá trình tổng thể.

Đẩy nhanh quá trình thâm nhập vào thị trường

Để thâm nhập vào thị trường một cách nhanh chóng đòi hỏi một quá trình hợp nhất ba phương diện. Quá trình này làm cho từng chức năng trở nên hữu ích hơn đối với những người làm marketing. Thay vì xem xét riêng rẽ từng yếu tố của Marketing tổng hợp, từng phương diện của quá trình sẽ nối kết với những mục đích của các thành tố marketing phức tạp giúp những người làm Marketing phát triển những chương trình marketing thông minh hơn trong môi trường cạnh tranh không ngừng như hiện nay.

Trong quá trình thâm nhập vào thị trường nhanh chóng, phương diện đầu tiên - phân tích thị trường chiến lược sẽ thực hiện công việc xem xét từng yếu tố của thị trường. Từ những nhân tố kinh tế như thị trường tiêu thụ, mức độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và quy mô cho tới những đối thủ cạnh tranh và thị trường tiêu thụ nói chung. Phân tích thị trường chiến lược giúp bạn xác định được những gì chưa và đã làm được, những lực lượng cạnh tranh vốn có trong thị trường cạnh tranh và trong kinh doanh; xác định được những khách hàng tiềm năng, người tiêu dùng của bạn; và biết cách để tiếp cận được họ.

Về cơ bản, trong phương diện đầu tiên này, các vấn đề về Sản phẩm, Giá thành và Địa điểm (sự phân bố) cần thiết phải đi cùng nhau để nhận diện những cơ hội hay chỗ trống nào đó cần lấp đầy trên thị trường. Bạn cũng có thể coi đây là phương diện phân tích cơ hội.

Phương diện thứ hai là kế hoạch xâm nhập vào thị trường. Đây chính là vấn đề sau khi bạn trả lời câu hỏi: Có cơ hội nào không? Có nhu cầu không? Và chúng ta phải thực sự bắt tay vào phát triển kế hoạch. Trong kế hoạch xâm nhập thị trường, sản phẩm chiến lược được xem xét bao gồm cả vấn đề sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ trông như thế nào, lợi ích chủ yếu khi phân bố mặt hàng tới người sử dụng là gì, giá cả ra sao, làm thế nào để tiếp cận khách hàng, sản phẩm sẽ được bán ở đâu và làm thế nào để chiếm lĩnh các kênh phân phối.

Cũng giống như phương diện đầu tiên, kế hoạch xâm nhập vào thị trường sử dụng khá nhiều các thành tố chính của Marketing tổng hợp và phụ thuộc nhiều vào sản phẩm, giá thành và địa điểm (sự phân bố). Ngoài ra, trong phương diện thứ hai người ta chú trọng vào thành tố quảng cáo, khuyến mãi. Chúng được sử dụng với mục đích phát triển thống nhất các chương trình Marketing cũng như các vật dụng hỗ trợ cho quá trình bán hàng.

Ở phương diện thứ ba - thực thi chiến lược, mọi vấn đề được kết hợp với nhau và khách hàng có thể thực sự thấy sản phẩm hay dịch vụ đó. Ba thành tố chính trong phương diện này là:

1. Nhìn vào sản phẩm hay dịch vụ mới cũng như khả năng mở rộng của thương hiệu giúp nó kéo dài chu kì sống,

2.  Phát triển một chương trình và kế hoạch Marketing thống nhất bao gồm thông báo, quảng cáo, các phương tiện truyền thông đại chúng

3. Sáng tạo ra những chương trình Marketing với các đối tác được chọn lựa kỹ càng.

Một điều cần hết sức chú ý là phương diện thực thi chiến lược đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của cả 4P:

- Sản phẩm mới phải luôn được xem xét và lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng.

- Giá cả là mối quan tâm chủ yếu vì vậy nó phải luôn luôn cạnh tranh và chứa đựng cả yếu tố khích lệ người tiêu dùng quyết định lựa chọn sản phẩm.

- Địa điểm (sự phân bố) luôn được cho là vấn đề hàng đầu. Chúng là những động lực thúc đẩy chính của Marketing nên luôn đòi hỏi bạn phải giành giật và duy trì cho bằng được hệ thống phân phối.

- Quảng cáo, khuyến mãi được sử dụng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng bằng cách khuyến khích họ dùng thử đồng thời đẩy mạnh các chương trình giúp tăng cường lòng trung thành của khách hàng.

Quá trình thâm nhập vào thị trường nhanh chóng

Phân tích thị trường chiến lược

- Sự tăng trưởng, quy mô thị trường, sản phẩm.

- Các đối thủ cạnh tranh.

- Khách hàng, người tiêu dùng.

Kế hoạch xâm nhập vào thị trường

- Chiến lược sản phẩm

- Chiến lược thu hút khách hàng

- Chiến lược phân phối

Thực thi chiến lược

- Phát triển sản phẩm mới

- Phát triển chương trình Marketing

- Liên kết với các đối tác Marketing

Vận dụng quá trình thâm nhập vào thị trường nhanh chóng sẽ cho phép người làm Marketing có cái nhìn tổng quát về 4P của Marketing tổng hợp, giúp hiểu rõ hơn khi nào thì có nhu cầu hay cơ hội cho sản phẩm, dịch vụ của mình; sản phẩm, dịch vụ đó sẽ như thế nào, ai sẽ thích thú với sản phẩm, dịch vụ đó; và cuối cùng là làm thế nào để giúp khách hàng có thể mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.

Trong thế giới marketing tràn ngập các thương hiệu nhộn nhịp như ngày nay, việc tận dụng sức mạnh của quá trình thâm nhập vào thị trường nhanh chóng sẽ giúp cho người làm Marketing lập kế hoạch tốt hơn, tiếp cận thị trường nhanh hơn, và thậm chí là có sức cạnh tranh hơn trong thị trường không ngừng biến đổi.

Gregory J. Pollack (Công ty thương hiệu LANTABRAND – sưu tập và lược dịch từbrandchannel.com

Philip Kotler giải đáp về PR và Quảng cáo

Nguồn tin: Marketing Vietnam  
 
Bài viết này muốn làm sáng tỏ tầm quan trọng của PR và quảng cáo trong mô hình marketing ngày nay. Qua một vài kết luận, hy vọng rằng những thắc mắc của bạn sẽ được làm sáng tỏ. Giáo sư Philip Kotler, hiện đang giảng dạy tại trường Kellog of Management.


Ông là tác giả của cuốn Marketing Management, một trong những cuốn sách kinh điển của ngành marketing trên toàn thế giới, ông cũng là tác giả của một số cuốn sách và công trình nghiên cứu khác. Ông còn được biết đến với khái niệm tiên phong: “Marketing xã hội”, một khái niệm marketing phi lợi nhuận, mục tiêu của nó là nhằm tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.

Philip Kotler vừa xuất bản cuốn sách mới nhất của mình, According to Kotler. Cuốn sách liệt kê những công cụ marketing và ảnh hưởng của từng công cụ tới những tình huống thực tế trên thị trường hiện nay. Ngoài ra cuốn sách này còn đề cập tới những khái niệm mới trong ngành marketing như, “demarketing” (không marketing), “reverse marketing” (phản marketing), quảng cáo bằng cơ thể và một số khái niệm khác.

Dưới đây là một đoạn trích trong cuốn sách. Đây là một số trong hàng ngàn câu hỏi được đặt ra cho ông trong nhiều năm bởi nhiều giới như doanh nghiệp, sinh viên, phóng viên và giới quan sát. 

Hỏi: Ông có ý kiến gì khi trên thị trường hiện nay cho rằng “cần phải có một mô hình marketing mới” ?

Kotler: Cần phải chú ý rằng, mô hình Marketing cổ điển không chỉ có 4P. Cách đây nhiều năm, Neil Borden đã phân tích mô hình 4P này thành bảng danh sách dài các công cụ marketing và bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể thêm vào bản danh sách này một vài cộng cụ mới. Do đó chúng ta không thể hỏi rằng “những công cụ nào tạo thành mô hình marketing?”. Đúng hơn chúng ta phải hỏi rằng “công cụ nào có vai trò quan trọng trong mô hình marketing?”. 

Ví dụ, tôi cảm thấy rằng chúng ta đang quá lạm dụng các hoạt động quảng cáo, trong khi đó chúng ta lại thờ ơ với một công cụ khá hiệu qủa khác, đó là PR. Markeing trực tiếp cũng đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong mô hình marketing.

Hỏi: Hiệu quả của quảng cáo truyền hình dường như đang ngày càng giảm đi. Phương pháp nào tốt hơn để thu hút sự chú ý của khách hàng? 

Kotler: Trung bình, 1 người Mỹ phải tiếp nhận hàng trăm thông điệp truyền thông khác nhau và họ cố gắng loại nó ra khỏi cuộc sống. Quảng cáo truyền hình đang ngày càng mất dần hiệu quả do nhiều nguyên nhân: chúng ngày càng lộn xộn, sự gia tăng quá mức các kênh truyền hình, sự ra đời của nhiều phương tiện giải trí khác, song song với cuộc sống bận rộn thời gian xem truyền hình đang ngày càng giảm. Từ đó, bắt buộc những người làm marketing tìm ra những phương pháp khác để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Có nhiều giải pháp để lựa chọn:

- Tài trợ (Sponsorships): Doanh nghiệp đặt thương hiệu của mình trên sân vận động, trên trang phục của toàn đội hoặc trên trang phục của những vận viên xuất sắc để quảng cáo.

- Quảng bá thương hiệu trên phim (Product placement): trong phim Die Another Day, James Bond đi chiếc Aston Martin, liên lạc bằng điện thoại Sony, nổi bật với đồng hồ Omega. Tương tự như vậy, chúng ta còn thể quảng bá thương hiệu bằng sách.

- Hoạt động ngoài trời (Street-level promotions): Khi NOKIA tung ra dòng điện thoại có chức năng chụp hình đầu tiêu, NOKIA cho nhân viên của mình đóng vai du khách, Họ đến những nơi đông người qua lại và nhờ những người xung quang chụp 1 vài kiểu ảnh bằng điện thoại di động có chức năng chụp ảnh vừa có mặt trên thị trường. NOKIA hy vọng rằng những người được nhờ chụp hình này sẽ kể cho những người khác nghe về chức năng mới của chiếc điện thoại và thông tin này sẽ lan truyền nhanh chóng trên thị trường.

- Tranh thủ sự nổi tiếng (Celebrity endorsements): cuộc triễn lãm của Nike đã sử dụng danh tiếng của Michael Jordon làm thông điệp truyền thông. Ngoài ra, hình ảnh của Micheal Jordon còn được dùng để truyền thông cho thương hiệu Mc Donald’s, đồ lót hanes và pin Rayovac.

- Quảng cáo bằng cơ thể (Body advertising): trẻ em vùng College đồng ý dán logo của Dunkin’ Donuts lên trán trong suốt khoảng thời gian giải bóng rổ nhà nghề của Mỹ diễn ra.

Hỏi: Thử thách lớn nhất của hoạt động truyền thông ngày nay là gì?

Kotler: Đó là làm sao thu hút được sự chú ý của khách hàng. Người tiêu dùng ngày nay rất thiếu thời gian để giải trí, do dó họ làm nhiều cách để loại những thông điệp quảng cáo lúc nào cũng vây lấy mình. Thử thách chính là phải tìm ra phương pháp mới để thu hút sự chú ý và định vị được hình ảnh thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. PR và quảng cáo truyền miệng đang ngày càng đóng góp nhiều hiệu quả trong hoạt dộng xây dựng và củng cố thương hiệu.

Hỏi: Có nhiều sự đồn thổi về truyền thông marketing tích hợp. Ngày nay, khái niệm này đã được ứng dụng như thế nào?

Kotler: Trong quá khứ, Chúng ta học các môn học khác nhau, môn quảng cáo, khuyến mãi, PR, và một số công cụ truyền thông khác. Mỗi sinh viên sau khi ra trường có thể trở thành chuyên gia của 1 trong những lĩnh vực đó. Họ có rất ít kiến thức về những công cụ khác và có khuynh hướng lạm dụng công cụ mà họ biết trong mô hình marketing của mình. Trong 1 công ty, người phụ trách mảng quảng cáo thường là người nhận được nhiều ngân sách nhất trong hoạt động marketing và dĩ nhiên những phòng ban khác sẽ phải đấu tranh để có được phần ngân sách cao hơn.

Rõ ràng, tình huống này gây bất lợi cho công ty. Đặc biệt, trong tình trạng hiện nay, khi mà Quảng cáo không còn là công cụ mang lại nhiều hiệu quả nhất. Phải chia ngân sách như thế nào cho từng công cụ để tránh xảy ra cuộc nội chiến? Đó là lý do cần phải có người chuyên trách trong việc này. Chúng ta có thể gọi là Giám đốc Truyền thông (CCO-Chief Communication Office). Người này có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động truyền thông của thương hiệu, không chỉ là các hoạt động truyền thông chính thống mà còn là hoạt động khác như, trang phục nhân viên, thiết kế văn phòng và thậm chí là hình ảnh trên các phương tiện vận tải.

Ngày càng nhiều trường tổ chức các lớp học truyền thông marketing dựa trên khái niệm truyền thông marketing tích hợp – IMC. Đầu tiên, họ giải thích cho hoc viên về sự khác biệt giữa các công cụ truyền thông. Tiếp theo, phải tạo ra được sự nhất quán giữa tầm nhìn thương hiệu và thông điệp truyền thông. Sự nhất quán này phải luôn được đảm bảo trên tất cả các phương tiện và trong suốt quá trình truyền thông. Do đó, nếu thương hiệu muốn xây dựng cho mình một hình ảnh cao cấp thì nó phải tạo ra được những thông điệp cao cấp và truyền thông trên những phương tiện cao cấp.

Hỏi: Hiện nay, nhiều công ty tiêu rất nhiều tiền cho quảng cáo truyền hình. Họ có bị chậm trễ trong việc nhận ra hiệu quả của quảng cáo truyền hình đang ngày càng giảm?

Kotler: Nhiều công ty dường như không nhận ra sự thay đổi như vũ bão của thị trường truyền thông. Thời kỳ của truyền thông đại chúng - lãng phí và áp đặt – đang nhanh chóng qua đi. Ngân sách dành cho truyền thông đại chúng nên được cắt giảm, đặc biệt là quảng cáo truyền hình. Ngày càng ít người xem truyền hình, thời gian xuất hiện quá gắn để có được hiệu quả.

Nếu 1 quốc gia chỉ có 1 vài đài truyền hình, đài phát thanh và 1 vài đầu báo, thì markeing đại chúng sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Với 1 đầt nước, Hoa Kì là 1 ví dụ, có hàng ngàn đài truyền hình và phát thanh, thu hút sự chú ý của công chúng bằng các phương tiện truyền thông đại chúng là rất xa xỉ 

Trong đó có một số ít kênh có hiệu quả tương đối như giải bowling Super Bowl hay thế vận hội Olympics thế giới. 

Hỏi: Các công ty quảng cáo phải làm gì để góp phần nâng cao hiệu quả của những hoạt động truyền thông đại chúng?

Kotler: Đã từ lâu, các công ty quảng cáo không còn chỉ làm 1 việc duy nhất là thực hiện các mẫu quảng cáo và chọn phương tiện truyền thông. Ngày nay, họ buộc phải động não để tạo ra nhiều phương pháp truyền thông khác nhau. Một công ty quảng cáo thông minh là một công ty cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Họ phải làm việc với khách hàng để chọn ra thông điệp phương tiện truyền thông tốt nhất, các phương tiện này có thể là quảng cáo, thông cáo báo chí, sự kiện, khuyến mãi, tài trợ, gửi thư trực tiếp, gửi thư điện tử hoặc bán hàng qua điện thoại.

Một vài công ty quảng cáo đã liên kết lại với nhau nhằm nâng cao năng lực phục vụ của mình. Mỗi công ty sẽ chuyên về một lĩnh vực và tạo thành một tập đoàn truyền thông hùng mạnh.

Ogilvy, một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất thế giới, gọi hệ thống của nó là “dàn nhạc Ogilvy” và hứa hẹn sẽ cung cấp giải pháp truyền thông tích hợp cho thị trường.

Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn thu chủ yếu của tập đoàn này cũng được tạo ra từ những dịch vụ quảng cáo. Do đó, một câu hỏi được đặt ra là: “những tập đoàn truyền thông này có đủ khách quan khi đưa ra bản kế hoạch truyền thông tích hợp cho khách hàng?”

Tuy nhiên, Những công ty đi quảng cáo cũng đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông. Ngoài quảng cáo ra, họ cũng muốn đầu tư nhiều hơn vào marketing trực tiếp, PR, và các công cụ chiêu thị mới hơn. Do đó, các công ty quảng cáo phải nhanh chóng thay đổi định vị, từ công ty quảng cáo thành công ty truyền thông. 

Hỏi: Như vậy, hạn chế lớn nhất của truyền thống là gì? 

Kotler: Quảng cáo truyền thống gần như chỉ là một hoạt động truyền thông đơn chiều. Ngày nay, công ty phải thông minh hơn khi thiết lập một kênh truyền thông, nó phải chứa đựng một kênh giao tiếp đa chiều giữa thương hiệu với khách hàng hiện tại cũng như tiềm năng của nó.

Hỏi: Internet sẽ trở thành phương tiện truyền thông hiệu quả?

Kotler: Cách đây vài năm, Giám đốc điều hành của P&G cho biết rằng, họ sẽ chuyển 1 phần lớn ngân sách quảng cáo sang đầu tư vào lĩnh vực Internet nếu như họ tìm thấy được phương pháp quảng cáo trên Internet hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến nay, kênh truyền thông này vẫn chưa thật sự mang lại nhiều hiệu quả.

Trên Internet, phương pháp được cho là hiệu quả nhất là các banner liên kết, nhưng xác suất được nhấp chuột chỉ vào khoảng 1%. Các công ty đi quảng cáo cũng chú ý vào những trang web phổ biến với lượng truy cập nhiều và công cụ của họ là pup-up, tuy nhiên cách này được đánh giá là khá rủi ro về mặt luật pháp và người truy cập cũng có thể sủ dụng phần mềm khoá pop-up.

Google cũng đã phát triển phương pháp quảng cáo mới trên công cụ tìm kiếm của mình. Ví dụ, sau khi gơ “BMW” vào thanh tìm kiếm của Google, bên góc phải của cửa sổ kết quả sẽ trình bày link quảng cáo của BMW. Dĩ nhiên, BMW cũng có thể biết được nó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh hay không. Tuy nhiên, đa số cho rằng còn quá sớm để có thể đưa ra nhận định về hiệu quả cũng như tính phổ biến của nó.

Hỏi: Để thu hút sự chú ý của công chúng, chúng ta cẩn phải làm gì?

Kotler: Lịch sử huy hoàng của các chương trình tuyền hình sẽ không còn lặp lại, sẽ không còn cảnh hàng triệu khán giả dán mắt vào truyền hình mỗi tối. Các công ty quảng cáo cần phải suy nghĩ.

Ngày nay, có 3 cách để truyền thông đại chúng hiệu quả: 

Cách 1: Quảng cáo đổ bộ: Quảng cáo trên tất cả các phương tiện trong cùng 1 khoảng thời gian.

Cách 2: Tài trợ Sự kiện: World Cup, Olympics là 2 trong số những chương trình có thể thu hút hàng tỷ người hâm mộ trên toàn thế giới.

Cách 3: Xây dựng một cơ sở dữ liệu khổng lồ: trong đó chứa đựng thông tin chi tiết của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

Hỏi: Một số chuyên gia kêu gọi doanh nghiệp nên tăng ngân sách cho hoạt động PR, ý kiến của ông như thế nào?

Kotler: Tôi đồng ý. Quảng cáo đã bị lạm dụng quá mức trong thời gian qua, đặc biệt là quảng cáo đại chúng và PR vẫn chưa được chú ý nhiều. Nó bao gồm nhiều công cụ viết tắt là PENCILS: PR, sự kiện (Events), tin tức (News), hoạt động cộng đồng (Community involvement), công cụ nhận dạng (Identity tools), vận động hành lang (Lobbying) và đầu tư xã hội (Social investments). 

Khi khách hàng thấy một mẫu quảng cáo, họ biết đó là quảng cáo và tìm cách dẹp nó đi. PR sẽ cung cấp giải pháp hoàn hảo để mang thông điệp quảng cáo vào tâm trí của khách hàng.

Hơn nữa, khách hàng sẽ cảm thấy thông điệp đó đáng tin hơn. PR còn là một công cụ tốt để lan truyền thông tin về một sản phẩm mới hay một dịch mới nào đó. Nếu có nhiếu quan tâm về PR, bạn có thể tim đọc quyển sách của Al Rise: “ The Fall of Advertising and the Rise of PR“.
Marketingvietnam theo Lantabrand 

Mười lỗi PR lớn nhất

Nguồn tin: Marketing Vietnam
  
Mười lỗi PR lớn nhấtMục đích của việc quan hệ công chúng PR là miêu tả sinh động công việc kinh doanh của công ty theo một hình thức và phong cách tốt nhất. Không giống như quảng cáo, PR không trả tiền cho các phương tiện thông tin đại chúng để giữ chỗ đăng quảng cáo. Nhiệm vụ của PR là thu hút các phương tiện thông tin đại chúng chú ý đến bạn  và sau đó chính các nhà báo sẽ tự viết bài về các hoạt động kinh doanh của công ty bạn. 
1.Quỹ thời gian không hợp lý 
 
Thời gian là nhân tố cốt yếu vậy mà nhiều nhân viên quan hệ công chúng lại chưa thấy rõ được tầm quan trọng của chúng. Việc chuẩn bị sắp xếp thời gian dành cho các đầu công việc chủ yếu là nhân tố quan trọng không thể thiếu. Một nhân viên PR cần cân nhắc quỹ thời gian hợp lý để đọc các tạp chí, các tờ báo cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác. 
 
2.Cách sử dụng ngôn ngữ thiếu phong phú
 
Các thuật ngữ chuyên môn khó hiểu thường không gây được ấn tượng với các biên tập viên, họ là những người có rất ít thời gian để đọc tất cả các ấn bản xếp hàng dài dằng dặc trên bàn làm việc. Khôn ngoan nhất là biết dùng ngôn ngữ một cách giản dị, dễ hiểu và đi thẳng vào chủ đề.   
 
3.Viết các ấn phẩm kém hấp dẫn 
 
Các lỗi, những từ bị thiếu sót, câu cú thiếu ý tứ, dài dòng văn tự, và có cấu trúc bất cập, thiếu logic là những điểm yếu làm các ấn bản trở thành các sản phẩm kém chất lượng. Bạn cần thu hút sự chú ý của người đọc, vì thế bạn hãy nhanh chóng đi thẳng vào vấn đề chính, và theo đuổi các tin tức về các sự kiện hay các hoạt động. Hãy đảm bảo để những gì bạn viết ra thật cô đọng, súc tích và các chi tiết đều thích hợp.
 
4.Chú tâm đến cùng
 
Nếu muốn tiếng nói của mình giành được sự chú ý, thì bạn hãy lường trước các tình huống khi có ai đó gọi điện cho bạn và đặt ra các câu hỏi để biết thêm các thông tin chi tiết. Đã có rất nhiều các doanh nghiệp tự làm hỏng chiến dịch PR của mình vì không chuẩn bị chu đáo để kết thúc câu chuyện PR của mình một cách hoàn hảo. 
 
5. Quá thổi phồng 
 
Các phóng đại quá mức thường gây ra sự mệt mỏi có thể làm nảy sinh nghi ngờ trong tâm trí người đọc. Xin hãy nhớ: bạn đang cần thu hút sự chú ý các phương tiện thông tin đại chúng, bởi vậy hãy cung cấp cho họ các sự kiện có thật và có giá trị, hãy tránh việc đề cập quá tổng quát và tránh việc thổi phồng. 
 
6. Thường xuyên phát hành các ấn phẩm không mục đích
 
Cũng giống như việc một đứa trẻ có thói quen khóc khi đòi bú, nếu bạn phát hành các ấn phẩm quá thường xuyên không nhằm một mục đích gì thì công việc PR của bạn sẽ rất ít tiến triển và người ta sẽ không chú ý đến những vấn đề bạn đưa ra. Cho đến khi có điều gì đó thực sự quan trọng xuất hiện, thì các biên tập viên lại đã quen với việc xóa đi những thông tin mà công ty bạn thường gửi đến cho họ. Vì vậy, bạn đừng nên cố gắng dựng lên quá nhiều các câu chuyện không có cơ sở.
 
7. Không có kiến thức báo chí
 
Có quá nhiều người thường cố gắng thực hiện một chiến dịch PR một cách thiếu hiểu biết. Việc đọc và thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất giúp bạn nắm được những gì đang diễn ra trên thế giới. Điều này cả đôi đường. Đầu tiên, bạn có thể sử dụng các thông tin địa phương hay thậm chí cả các thông tin trên thế giới để làm chất liệu hay minh họa cho các thông tin mà bạn sẽ đưa ra thêm phần sống động và có tính thuyết phục. Thứ hai, điều này còn giúp bạn có thể chủ động về mặt thời gian hơn trong việc phát hành các ấn phẩm PR.
 
8. Thiếu kế hoạch 
 
Nếu bạn luôn “ở trên mây trên gió”, thì bạn không thể thực hiện tốt công việc PR được. Thật khó để xác định công việc tiếp theo sẽ là gì nếu bạn không lên trước một kế hoạch hành động. Bạn cần phải quyết định được ở đâu, khi nào, và bằng cách nào bạn sẽ tiếp tục tiến lên. Bạn cũng cần phải rất linh hoạt và luôn có các kế hoạch dự phòng trong đó dự kiến đến các tình huống xấu có thể xảy ra.
 
9. Không có sự giúp đỡ
 
Rất nhiều doanh nghiệp tiêu tốn các khoản tiền lớn vào việc thuê các đại lý PR với giá cắt cổ mà trên thực tế không cần thiết phải như thế. Trong khi đó rất nhiều công ty khác lại có hành động ngược lại: cố gắng tự mình làm tất cả mọi việc. Vậy điều quan trọng là các bạn tìm ta được một giải pháp trung hòa hợp lý. 
 
10.Thiếu linh hoạt 
 
Rất nhiều doanh nghiệp gắn bó với một tờ báo và đài truyền thanh, truyền hình cụ thể mà không hề nghĩ đến việc tìm kiếm các đối tác mới. Nếu biết linh hoạt để da dạng các phương tiện truyền thông nhằm thực hiện công việc PR của mình, có nghĩa là bạn đã vượt ra được khôn khổ hạn hẹp và vươn tới nhiều hình thái khác nhằm thu hút sự chú ý rộng rãi hơn. Hiện nay, trên thực tế, người ta đã biết cách tận dụng ưu thế của hình thức thư chào hàng để đưa ra các câu chuyện PR, hơn là gửi các câu chuyện theo một phương thức cũ tồn tại từ lâu là thông qua việc phát hành các ấn bản và các phương tiện thông tin đại chúng.

PR: chữ P thứ 5 trong chiến lược tiếp thị

Nguồn tin: Marketing Vietnam
  
Nói đến PR (public relations), nhiều người trong chúng ta còn thấy đây là một khái niệm khá mới mẻ, ngay cả đối với một số người hoạt động trong lĩnh vực tiếp thị. Mới đến nỗi hiện nay chúng ta cũng chưa thống nhất được cách chính xác của lĩnh vực hoạt động này.  
Có thể gọi đó là hoạt động đối ngoại, hoạt động giao tế, quan hệ cộng đồng…hay đơn giản là PR. Nhưng thật ra thì PR đã tồn tại và áp dụng hữu hiệu tại nước ta từ lâu. Chỉ có việc lý thuyết và hệ thống hoá các hoạt động này bằng thuật ngữ và biến nó thành một chuyên ngành là mới mẻ mà thôi. Hội pháo Đồng Kỵ, hội Lim của làng quan họ là những hoạt động văn hoá truyền thống mà cũng là để thực hiện công tác PR cho ngành nghề của địa phương. Phong trào Tiếng hát át tiếng bơm, Thanh niên ba sẵn sàng – Phụ nữ ba đảm đang…là những hoạt động PR rất hữu hiệu để tuyên truyền cho tinh thần lạc quan, yêu nước cũng như những định hướng chính sách của nhà nước thời chiến. 

Phong trào Tết trồng cây do Bác Hồ khởi xướng cũng là một hoạt động cộng đồng tuyên truyền cho việc bảo vệ môi trường một cách rất hấp dẫn, lôi cuốn và thành công. Vậy PR là gì?Một trong những khái niệm PR phổ biến hiện nay cho rằng PR là một hệ thống các nguyên tắc và hoạt động có liên hệ hữu cơ, nhất quán nhằm xây dựng:  

- Một hình ảnh, có thể lấy ví dụ như hình ảnh của hãng gà rán Kentucky lá ông đại tá Senders, một ông già tóc bạc, đáng kính, hiền hậu, dễ gần đối với tất cả mọi thành viên trong gia đình từ nhỏ tới già, cũng như sản phẩm của Kentucky Fried Chicken vậy. 

- Một quan điểm, thí dụ “ma tuý là xấu”. Chiến dịch PR để quảng bá quan điểm này có thể dùng hình ảnh đau khổ của người nghiện, của các gia đình có con nghiện, cũng như các đánh giá của giới chuyên môn (bác sĩ, công an…) để nêu bật cái xấu của việc sử dụng ma tuý. Cũng có thể sử dụng một hay nhiều nhân vật nổi tiếng đang được giới trẻ hâm mộ như ca sĩ, nhạc sĩ, doanh nhân thành công để họ lên tiếng phản đối ma tuý. 

- Một ấn tượng, thí dụ bia Heineken là nhãn bia của những người thành đạt. Để đạt được ấn tượng này, Heineken luôn nhất quán trong mọi hoạt động của mình: tài trợ cho các môn thể thao “ vua” như golf và tennis, nhạc cổ điển. 

- Một sự tin cậy, “Hãy bầu Hillary Clinton làm thượng nghị sĩ bang New York vì bà ta quan tâm đến quyền lợi của phụ nữ”.

Tuy nhiên muốn thành công thì các hoạt động nói trên phải được hướng tới một nhóm đối tượng cụ thể và phải tập trung vào một chủ thể nhất định, có thể làm một sản phẩm (sữa), hay một thương hiệu (Vinamilk), một công ty (Unilever), một chính sách (quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy), một đất nước (Việt Nam – Điểm đến thiên niên kỷ mới), thậm chí là một cá nhân (ca sĩ Lam Trường. 

PR chuyên nghiệp hoàn toàn không phải là một hoạt động mị dân, vì một trong những tiêu chuẩn đầu tiên của PR là tiêu chuẩn đạo đức. Một hoạt động PR tốt là hoạt động khiến đối tượng hiểu và đánh giá đúng một cách tích cực bản chất của chủ thể của hoạt động đó. Nguyên tắc cơ bản của PR là thông tin đúng đối tượng, đúng chỗ, đúng lúc, đúng cách bằng phương tiện phù hợp. 

PR là một quà trình thông tin hai chiều. Các chuyên gia tư vấn PR không chỉ đưa ra thông tin tới đối tượng của mình mà còn phải lắng nghe và nắm bắt được tâm lý, ý kiến và xu hướng của cộng đồng để có thể dự đoán được các phản ứng có thể, qua đó tiếp tục xây dựng chiến lược PR của mình cho phù hợp.