Saturday, November 30, 2013

Dân buôn, người dùng “kêu trời” với iPhone khóa mạng

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, một phần những chiếc iPhone đến tay người dùng theo đường xách tay, trong số đó rất nhiều là hàng Locked (bản bị khóa vào một mạng nào đó của nước ngoài).
Để sử dụng được tại Việt Nam, người dùng buộc phải mua code từ nhà mạng bị khoá để unlock thiết bị, tuy nhiên tình hình mua code iPhone để unlock iPhone hiện nay là rất khó khăn.
Ảnh
Quay trở lại thời gian trước đây với các dòng iPhone cũ như iPhone 3G, 3GS và 4, người dùng có thể “vượt ngục” dễ dàng bằng một phần mềm có tên là ultrasn0w. Bạn có thể sử dụng bất kì mạng nào trên thế giới ngay trên chiếc iPhone khoá mạng. Lúc đó tất cả các nhà mạng cũng không hề chấp nhận mở khoá cho iPhone.
Tuy nhiên điều này hoàn toàn vô tác dụng với các dòng mới nhất của hãng như iPhone 4s, 5, và hiện nay là iPhone 5s và iPhone 5c. Thậm chí cả với các dòng iPhone 3GS, iPhone 4 mới do phần cứng cũng như phần mềm khác nhau nên khả năng bảo mật quá cao khiến cho chúng ta không thể thực hiện việc mở khoá iPhone bằng phần mềm nữa.
Ảnh
Rất may là ngay lập tức lúc đó nhiều nhà mạng lớn trên thế giới như Canada, Úc, Hàn Quốc,... thay đổi chính sách, chấp nhận mở khoá cho chiếc iPhone nếu đáp ứng đủ điều kiện của họ. Đặt biệt trong số này có nhà mạng AT & T của Mỹ - một trong nhà mạng phổ biến nhất đối với con đường iPhone xách tay. Cũng kể từ đây hàng loạt các dịch vụ mua code tại Việt Nam mọc ra như nấm sau mưa. Người dùng như được “phương thuốc đặc trị” với iPhone lock bởi họ dễ dàng unlock chiếc iPhone của mình thông qua việc mua code.
Quá trình mua code rất đơn giản, bạn chỉ việc bỏ một số tiền khá nhỏ, khoảng chưa đến 100.000VND (áp dụng khoảng hơn 1 tháng trước với iPhone khoá mạng AT & T, giá có thể cao hơn đối với các nhà mạng khác). Thời gian chờ đợi chưa đến 24 giờ là có thể mở khoá hoàn toàn và vĩnh viễn đối với iPhone khoá mạng. Tuy nhiên thực trạng hiện nay đã không còn như trước. Vấn đề mua code iPhone đang gặp quá nhiều khó khăn.
Nguyên nhân sâu xa của nó cũng chưa thực sự rõ, nhưng theo nhiều thông tin được biết là do việc thay đổi chính sách, chế độ kiểm soát gắt gao hơn với vấn đề mua code của nhà mạng.
Theo anh Thành - chủ một dịch vụ mua code cho biết, hiện nay nếu người dùng muốn mở khoá iPhone phải bỏ ra số tiền gấp nhiều lần trước đó, gần 2 triệu đồng (với iPhone 5s, 5c các dòng iPhone trước rẻ hơn đôi chút, áp dụng với nhà mạng AT & T). Thời gian chờ có khi đến 15 ngày. Hơn nữa không phải bảo đảm là sẽ mua code thành công. Tỉ lệ công chỉ khoảng 80%, 20% còn lại sẽ trả về. Ngoài ra, đây chỉ mới là giá gốc. Đối với các cửa hàng dịch vụ có thể số tiền tăng lên so với giá thực tế. Thậm chí có khoảng thời gian các dịch vụ buộc phải tạm ngưng dịch vụ mua code đối với nhà mạng AT & T. Trong khi đó với các nhà mạng khác ở Mỹ như T- Mobile, Verizon, Sprint cũng như quốc gia khác từ Hàn Quốc, Canada, Nhật... tình hình cũng không khác nếu không nói là tệ hại hơn. Với tình hình hiện nay nó đang ảnh hưởng khá lớn với người dùng, các server mua code, các cửa hàng dịch vụ và cả thị trường iPhone xách tay trong nước.
Ảnh
Bảng giá mua code iPhone nhà mạng AT & T cao ngất hiện nay.
Một giải pháp “chữa cháy” trong thời gian này chính là việc sử dụng sim ghép (một bản ghép xuất xứ từ Trung Quốc có khả năng đánh lừa chiếc iPhone khóa mạng cho phép sử dụng các mạng khác nhau), nhưng thực tế nó còn tồn tại quá nhiều lỗi: hao pin, mất sóng, giảm hiệu năng, nóng máy...hay như cả việc không sử dụng được 3G, không thể nhắn tin. Hơn thế với iPhone 3GS, iPhone 4 sản xuất từ năm 2012 trở lại đây chắc chắn không thể sử dụng được sim ghép và unlock bằng phần mềm được, việc mua code quá đắt gần ngang bằng với giá của máy vì thế gần như hai thiết bị này không thể sử dụng được tại Việt Nam.
Trên đây là thực tế vấn đề mua code đối với iPhone khoá mạng hiện nay, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường iPhone tại Việt Nam, nơi mà iPhone xách tay chiếm đa số. Và vẫn chưa thấy một sự khả quan đối với vấn đề này, vì thế chúng ta không thể làm gì hơn ngoài việc tạm chấp nhận cho đến khi có sự thay đổi trong chính sách mới của nhà mạng.
Theo Genk
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Tại sao smartphone Android của bạn chạy chậm và cách xử lý

Smartphone Android là những thiết bị tuyệt vời, có thể thực hiện rất nhiều công việc nhờ mã nguồn mở. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà hầu hết các vấn đề liên quan đến hệ điều hành này đến từ sự hiểu biết chưa đầy đủ về Android.
Bài viết này sẽ giúp các bạn loại bỏ các quan niệm sai lầm và tiến hành các bước để khiến nó hoạt động nhanh trở lại.
Ảnh
Do cách mà hệ điều hành Android quản lí bộ nhớ và ứng dụng, bạn càng chạy nhiều ứng dụng thì càng ít bộ nhớ được cấp cho chúng. Cụ thể máy của bạn sẽ chậm đi bởi nó phải dành nhiều thời gian hơn cho việc chuyển tiếp các ứng dụng, vốn có quá ít bộ nhớ để hỗ trợ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cả hiệu năng lẫn thời lượng sử dụng pin.

Dấu hiệu nhận biết:

Dấu hiệu 1: một ứng dụng đang tải bỗng nhiên dừng lại
Chẩn đoán: dịch vụ hỗ trợ tải (download) bị hệ thống ngừng lại, không thể tiếp tục tải. Bạn hãy truy cập vào Cài đặt / Ứng dụng / Dịch vụ đang chạy. Nếu dịch vụ này đang "khởi động lại" thì chắc chắn hệ thống đã tắt nó để chuyển bộ nhớ sang cho các ứng dụng khác.
Ảnh
Dấu hiệu 2: các ứng dụng ở launcher (trình quản lí màn hình chủ và menu ứng dụng) mất nhiều giây để mở
Các hiệu ứng động trở nên chậm chạp. Kể cả nếu bạn cài một launcher khác, vấn đề vẫn không thuyên giảm.
Chẩn đoán: hệ thống đang bận chuyển bộ nhớ cho các dịch vụ và hoạt động. Ở mục dịch vụ đang chạy, bạn thấy rất nhiều trong số chúng "đang khởi động lại", hoặc thời gian chạy "active" của chúng rất ngắn, chỉ một vài giây.
Dấu hiệu 3: pin hết veo chỉ trong nửa ngày
Chẩn đoán: có quá nhiều dịch vụ ngầm đang chạy và chúng sử dụng hết dung lượng pin.
Nếu bạn truy cập vào mục theo dõi sử dụng pin (Cài đặt / Giới thiệu / Sử dụng pin) và bạn thấy một danh sách dài các ứng dụng cùng với lượng pin tính theo phần trăm mà chúng sử dụng, điều này có nghĩa là bạn đã kích hoạt quá nhiều ứng dụng. Chúng ăn pin từng chút một và dẫn đến hiện tượng hết pin rất nhanh.
Ảnh
Chỉ có một nguyên nhân: quá nhiều ứng dụng nhưng lại quá ít bộ nhớ. Tuy nhiên, bởi bộ nhớ ở điện thoại Android không thể mở rộng (trừ khi bạn mua máy khác), bạn chỉ có thể giải quyết tình trạng này bằng cách xóa một vài ứng dụng đi để giải phóng bộ nhớ. Trước tiên, hãy cùng nghiên cứu sâu hơn vào hệ điều hành Android và xem cách nó quản lí bộ nhớ, từ đó hiểu tại sao giải phóng bộ nhớ sẽ giúp máy bạn chạy nhanh hơn và ít lỗi hơn.
Không đủ bộ nhớ:
Hệ điều hành Android có 3 loại bộ nhớ chính: RAM (để chạy các chương trình), lưu trữ ứng dụng (để chứa các ứng dụng có sẵn hoặc được tải về) và thẻ nhớ SD (lưu trữ nhạc, ảnh và đóng vai trò lưu trữ phụ). Một vài thiết bị còn có thẻ SD trong (internal SD) và SD ngoài (external SD), chúng sẽ có tên thư mục lần lượt là "sdcard" và "sdcard-ext".
Quản lí RAM là vấn đề rất phức tạp ở Android, bởi hệ điều hành này dựa trên nhân (kernel) Linux, và kể cả một lập trình viên Linux có kinh nghiệm cũng nói với bạn rằng nó khá khó hiểu. Trước khi Android khởi chạy, riêng phần cứng của máy đã chiếm khoảng 32 MB bộ nhớ. Rồi sau đó là các ứng dụng khác (acore, điện thoại, Google, hệ thống…) sẽ lấy khoảng 65-80 MB. Như vậy đã có 100-128 MB "ra đi", dù bạn chưa thực sự sử dụng một ứng dụng nào.
Thứ đầu tiên mà bạn sử dụng, dù bạn có thể không biết, đó là launcher. Tùy vào các launcher khác nhau, chúng thường lấy mất đi khoảng 8 - 30 MB.
Giờ đến lượt các ứng dụng riêng lẻ. Thực ra nó không đơn giản như tên gọi. Rất nhiều ứng dụng được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau, phần ngoài được gọi là quy trình (process), và phần trong được gọi là dịch vụ (service). Bởi cách nó hoạt động trong hệ sinh thái Android, một ứng dụng nặng vài trăm KB cũng có thể chiếm ít nhất 3 MB bộ nhớ, thậm chí nhiều hơn nhiều.
Hãy truy cập vào mục quản lí dịch vụ. Bạn sẽ thấy mỗi dịch vụ chiếm từ 2 - 5 MB, một số từ 15 MB trở lên. Như vậy các ứng dụng không còn nhiều bộ nhớ để sử dụng, đặc biệt nếu các dịch vụ trên được mở thường xuyên. Bạn càng chạy nhiều ứng dụng (hoặc chúng tự động chạy), càng ít bộ nhớ có sẵn trong hệ thống.
Mỗi tiện ích (widget) mà bạn đặt ra ngoài màn hình được hỗ trợ bởi một dịch vụ. Nếu bạn dùng khoảng 5 widget, hãy chào tạm biệt 20 MB bộ nhớ hoặc hơn. Đó là chưa kể đến hình nền động (live wallpaper), chúng thường chiếm khoảng 10-20 MB. Như vậy trước khi chạm vào màn hình sau khi máy khởi động, đã có 160 MB RAM tuột khỏi tay bạn.
Những smartphone Android đời đầu quản lí RAM cực kém. Chiếc điện thoại Google đầu tiên, T-Mobile G1 có bộ nhớ trong 192 MB, và Motorola Droid có 256 MB. Với 160 MB đã biến mất, hầu như chẳng còn gì để chạy các ứng dụng khác. Các thiết bị về sau đó như Samsung Galaxy S được trang bị 512 MB RAM, rồi 768 MB, 1 GB,… Hiện giờ, người dùng Android có thể tận hưởng nhiều nhất là 2 GB RAM với các thiết bị cao cấp như HTC One, Galaxy S III, Galaxy Note II…
Có thể bạn sẽ băn khoăn, nếu chỉ có 80 - 90 MB khả dụng, tại sao bạn có thể chạy 100 - 200 ứng dụng? Thực tế này có thể diễn ra là bởi thiết bị sẽ cố gắng nhồi nhét nhiều ứng dụng hơn bộ nhớ cho phép, nên nó sẽ tắt những ứng dụng và dịch vụ không quan trọng để nhường chỗ cho ứng dụng khác. Tuy vậy, những ứng dụng không may bị tắt đó có thể sẽ lại yêu cầu hệ thống đưa vào bộ nhớ. Nói một cách đơn giản hơn, CPU sẽ cố gắng nhét ứng dụng X và Y vào bộ nhớ, vốn chỉ đủ cho X, bằng cách chia sẻ thời gian giữa chúng. Nó sẽ load các ứng dụng, rồi lại đẩy chúng ra khỏi bộ nhớ để đưa các ứng dụng khác vào. Quá trình này diễn ra hoàn toàn âm thầm.
Bài học rút ra khá đơn giản: đừng để RAM chạy quá nhiều ứng dụng, bằng cách tự bạn hãy dùng ít ứng dụng đi.
Dù bộ nhớ lưu trữ ứng dụng của bạn có ít, nó cũng không quan trọng bằng RAM. Mỗi ứng dụng bạn chạy sẽ cần một chút khoảng trống để lưu trữ dữ liệu hỗ trợ. Vì vậy kể cả một ứng dụng nặng vài trăm KB cũng có thể chiếm vài MB dữ liệu. Đặc biệt là trình duyệt, cache của chúng có thể lên đến hàng chục MB.
Để xem bạn còn bao nhiêu chỗ để lưu ứng dụng, hãy vào Cài đặt / Thẻ nhớ SD / Bộ nhớ điện thoại. Ở phía dưới cùng nó sẽ cung cấp thông tin bạn cần.
Vậy chúng ta có thể làm gì?

Cách giải quyết

Cách 1: Xóa ứng dụng bạn ít khi dùng
Bạn dùng càng ít chương trình, điện thoại của bạn sẽ càng nhanh, bởi sẽ có rất nhiều bộ nhớ trống khả dụng. Nhiều bộ nhớ hơn sẽ giúp điện thoại chạy các ứng dụng thực sự tốt hơn.
Nếu bạn muốn lưu lại ứng dụng đó, hãy dùng Titanium Backup để giữ chúng lại ở thẻ nhớ SD. Hoặc chỉ cần download lại khi bạn cần.
Hãy tìm hiểu xem ứng dụng nào chiếm nhiều bộ nhớ lưu trữ nhất, bằng cách truy cập Cài đặt / Ứng dụng / Quản lí ứng dụng / Xếp theo kích thước.
Ảnh
Cách 2: Chuyển ứng dụng vào thẻ SD nếu được
Thực ra các ứng dụng nên được dùng ở bộ nhớ trong. Tuy vậy nếu bạn có thẻ nhớ microSD class 10, hãy chuyển chúng vào thẻ nhớ SD, ngoại trừ các ứng dụng bạn thường xuyên dùng nhất.
Cách 3: Dùng ít widget
Mỗi widget có một dịch vụ hoặc nhiều hơn hỗ trợ nó, và chúng chiếm khoảng 2 - 4 MB bộ nhớ, dù widget chỉ nặng chưa đến 100 KB. Càng nhiều widget bạn dùng, càng ít bộ nhớ khả dụng bởi chúng lần lượt chiếm hết.
Cách 4: Dùng hình nền tĩnh
Kể cả một hình nền động đơn giản nhất sẽ chiếm khoảng 2 MB bộ nhớ. Trong khi đó hình phức tạp hơn thì khoảng 20 MB. Và nó chạy mọi lúc mọi nơi. Đó là chưa kể đến gánh nặng đè lên CPU và pin.
Cách 5: Tự tay tắt các dịch vụ không cần thiết
Hầu hết các ứng dụng hiện nay đều có một service chạy ngầm đi kèm, và nó sử dụng khoảng vài MB bộ nhớ, kể cả khi không chạy.
Google Maps có dịch vụ Places thỉnh thoảng khởi chạy kể cả khi bạn không dùng Maps. Youtube cũng thường xuyên load dịch vụ widget, mặc dù bạn không sử dụng. Khi bạn thoát ra ngoài một ứng dụng nào đó, dịch vụ đi kèm theo chúng không đồng thời ngừng chạy.
Hãy tự tay tắt chúng (vào mục Dịch vụ đang chạy), bấm vào bất cứ dịch vụ nào để tắt và nhường chỗ cho những thứ khác. Nếu bạn ít dùng, tốt nhất là xóa hẳn nó đi.
Ảnh
Cách 6: Không dùng ứng dụng task killer theo lịch tự động
Advanced Task Killer và các ứng dụng tương tự có thể cản trở tới việc quản lí bộ nhớ của hệ thống. Bộ nhớ mà chúng giải phóng chỉ là tạm thời và có thể còn đến từ các ứng dụng đang trực tiếp chạy, sẽ không được hệ thống khởi động lại.
Cách tốt nhất để không làm nặng hệ thống là chạy ít ứng dụng đi, ngay từ đầu. Bạn có thể sử dụng các chương trình trên, nhưng hãy tắt tính năng tự động.
Các cách nâng cao dưới đây đòi hỏi quyền root và một số điều kiện khác, và bạn chỉ nên thực hiện nếu có kinh nghiệm và hiểu hệ điều hành Android.
Cách nâng cao 1: dùng chương trình quản lí Autorun
Bạn có thể dùng AutoStarts hoặc Autorun Manager ở kho ứng dụng Play Store để vô hiệu hóa chức năng tự chạy khi khởi động máy của một vài ứng dụng. AutoStarts cũng có thể ngăn các ứng dụng khởi chạy khi hệ thống thực hiện tác vụ nào đó, như bật Bluetooth. Ví dụ, nếu bạn có một ứng dụng, vốn được thiết kế để được kích hoạt khi bấm phím camera, nhưng lại không hoạt động, hãy dùng AutoStarts để xem ứng dụng nào khác đã tranh mất chức năng đó.
Ngoài ra có khá nhiều ứng dụng khác ngoài AutoStarts quảng cáo chức năng này, nhưng chỉ AutoStarts mới đáng tin cậy và thực sự hoạt động. Nếu không có root, chúng chỉ có ích trong một nửa số trường hợp.
Cách nâng cao 2: Dùng Auto Memory Manager hoặc AutoKiller để chỉnh cài đặt
Bạn có thể dùng 2 ứng dụng trên để yêu cầu trình quản lí bộ nhớ trở nên "mạnh tay" hơn, thay vì cài đặt mặc định rất "hiền lành". Điều này có nghĩa là bạn không cần đến bất cứ ứng dụng task killer nào.
Cách nâng cao 3: Flash một kernel được ép xung
Việc flash một kernel được ép xung sẽ khiến bạn có thể tăng tốc độ xung nhịp của CPU. CPU OMAP trên Motorola Droid có tốc độ thực là 600 MHz, nhưng đã được giảm xuống còn 550 MHz để cải thiện thời lượng pin. Tuy nhiên, nó có thể dễ dàng được nâng lên cao hơn, thậm chí ở mức 1,2 hoặc 1,25 GHz.
Ảnh
Hãy nhớ rằng giới lập trình cung cấp rất nhiều kernel cho bạn, nhưng hãy dùng đúng cái được thiết kế cho điện thoại của mình, và lựa chọn tốc độ xung nhịp phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần biết cách boot vào recovery để đề phòng bất trắc.
Cách nâng cao 4: Cài custom ROM
Hầu hết mọi người đều thích custom ROM, và quả thực rất nhiều trong số chúng nhanh hơn hẳn.
Với hầu hết từng chiếc điện thoại Android, đều có một vài hoặc vô số custom ROM dành riêng cho chúng. Các custom ROM nổi tiếng nhất hiện nay gồm có CyanogenMod, MIUI, Liquid, AOKP,…
Ảnh
Bạn sẽ ngạc nhiên với những gì custom ROM làm được

Kết luận

Quản lí bộ nhớ ở Android là một vấn đề phức tạp, và cách bộ nhớ được quản lí khiến cho việc cải thiện hiệu năng trở nên rất khó khăn. Chúng tôi hi vọng đã giúp bạn đọc được phần nào đối với công việc gian nan này.
Theo VnReview
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Galaxy Grand 2 có giá khoảng 9 triệu, bán ra cuối tháng 12 tại Việt Nam

Samsung Grand 2 sẽ là chiếc phablet tầm trung tiếp theo lên kệ tại Việt Nam với màn hình 5,25 inch và vỏ sau giả da.
Ảnh
Sau Galaxy Note 3, Grand 2 chính là smartphone thứ 2 sử dụng chất liệu vỏ nhựa giả da tạo cảm giác mới lạ cho người dùng. Với một sản phẩm được nhắm vào phân khúc tầm trung như Grand 2, đây có thể coi là một điểm nhấn của sản phẩm này.
Theo chia sẻ của đại diện một đại lí bán lẻ lớn tại TP.HCM, Galaxy Grand 2 sẽ được bán ra tại Việt Nam vào thời điểm cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1. Giá bán của sản phẩm này khoảng 9 triệu đồng. Như vậy, Grand 2 sẽ đắt hơn khoảng 500.000 đồng so với Grand Dual khi mới bán ra.
Về cấu hình, Galaxy Grand 2 được xem là một bản nâng cấp toàn diện so với chiếc Grand Dual ra mắt tại Việt Nam hồi tháng 3 năm nay. Model này có thiết kế mỏng (8,9 mm), nặng 163 gram, kích thước màn hình cũng được đẩy lên mức 5,25 inch độ phân giải HD (720 x 1.280 pixel), mật độ điểm ảnh 280 ppi.
Máy dùng chip lõi tứ tốc độ 1,4 GHz, RAM 1 GB, tích hợp sẵn hệ điều hành Android 4.3 Jelly Bean và camera sau 8 Mpx. Về kết nối, model này chỉ hỗ trợ cổng microUSB 2.0 chứ không phải loại 3.0 như trên Note 3, Wi-Fi 802.11 a/b/g/n, Bluetooth và 3G HSDPA tốc độ 21 Mb/giây. Galaxy Grand 2 không hỗ trợ kết nối NFC.
Theo Tri Thức
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

VTC sẽ phát sóng nội dung 3D từ đầu năm 2014

Đài truyền hình VTC dự kiến sẽ phát sóng nội dung 3D với thời lượng 2 giờ/tuần từ đầu năm 2014.
Là nhà đài duy nhất ở Việt Nam đưa vào thử nghiệm nội dung 3D trên truyền hình, VTC từng phát sóng với khung giờ cố định trong năm 2012 và tạm thời dừng vào đầu năm 2013. Theo dự kiến khung giờ phát sóng nội dung 3D với thời lượng 2 giờ/tuần sẽ tiếp tục được bắt đầu từ đầu năm 2014.
Ảnh
VTC là đài truyền hình đầu tiên của Việt Nam đưa vào thử nghiệm công nghệ phát sóng 3D
Theo ông Hoàng Lê Sơn Giám đốc VTC Digital, việc phát sóng 3D sẽ mang lại trải nghiệm cho khách hàng về công nghệ truyền hình tiên tiến bậc nhất hiện nay.
Hệ thống phát sóng và đầu thu vệ tinh chuẩn HD của VTC đều đã hỗ trợ công nghệ 3D vì vậy chỉ cần thêm một chiếc TV 3D là người xem sẽ được thưởng thức đầy đủ.
Tuy nhiên thời lượng phát sóng khá ngắn, chỉ khoảng 2 giờ mỗi tuần. Lý giải về điều này, ông Sơn cho biết: Do nguồn nội dung 3D còn hạn chế, số lượng không nhiều, bên cạnh đó theo dõi 3D thời gian dài sẽ khiến mắt mệt mỏi do phải điều tiết nhiều.
Với việc đưa khung giờ phát sóng 3D và các gói HD, VTC sẽ không tăng giá dịch vụ, ông Sơn cho biết thêm.
Theo VTC
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Top 5 smartphone lướt web đỉnh nhất hiện nay

Một trong những tính năng được sử dụng nhiều nhất của người dùng smartphone là duyệt web, cập nhật thông tin. Vì vậy, việc chọn mua một smartphone duyệt web tốt là rất quan trọng. Dưới đây là danh sách 5 smartphone lướt web “đỉnh” nhất hiện nay.

Samsung Galaxy S4

Màn hình là một trong những yếu tố quan trọng khi chọn mua điện thoại đặc biệt là smartphone dùng để lướt web.Và khi nói đến công nghệ màn hình di động, thì Samsung là công ty luôn dẫn đầu với công nghệ màn hình Super AMOLED.
Ảnh
Samsung Galaxy S4 được trang bị màn hình 5 inch có độ phân giảiFull HD 1920 x 1080 pixel, tương đương với mật độ điểm ảnh là 441 ppi, đây là màn hình di động tốt nhất từ trước đến ngay. Vậy tại sao Samsung Galaxy S4 lại phục vụ tốt nhu cầu lướt web của người dùng?
Một phần lí do là vì màn hình Super AMOLED của Samsung có độ tương phản rất cao và khả năng hiển thị màu đen sâu hơn(thích hợp cho xem phim), màu sắc tươi tắn trong trẻo. Với độ phân giải cao, người dùng có thể dễ dàng đọc văn bản cả khi phóng to hay thu nhỏ.

Sony Xperia Z Ultra

Kích cỡ màn hình đóng vai trò rất quan trọng khi lướt web bởi bạn có thể nhìn thấy nhiều hình ảnh hơn. Vì thế, khi chọn smartphone lướt web, người ta nghĩ đến ngay phablet. Hiện nay có hàng loạt phablet được bày bán trên thị trường mà chúng ta có thể cân nhắc như HTC one Max 5,9 inch , hay một trong những điện thoại mạnh mẽ nhất thế giới là Samsung Galaxy Note 3 5,7 inch.
Ảnh
Tuy nhiên chúng có vẻ vẫn nhỏ khi so sánh với Sony Xperia Z Ultra. Màn hình 6,44 inch giúp hiển thị tất cả mọi thứ ấn tượng hơn: từ lướt web, xem phim, ảnh, chơi game tới đọc sách,... Nếu chuyển từ các điện thoại đầu bảng của các hãng khác như HTC one, Galaxy S4,… sang dùng Z Ultra, bạn chắc chắn sẽ dễ dàng nhận thấy lợi thế hơn hẳn về kích thước của Z Ultra. Tóm lại, kích thước ngoại cỡ là một điểm vượt trội của Z Ultra.
Kích cỡ lớn vẫn chưa phải là tất cả những gì mà màn hình này mang lại. Màn hình kích cỡ 6,4 inch của Z Ultra sử dụng công nghệ hiển thị Triluminos của Sony với độ phân giải Full HD 1920 x 1080 pixel và đạt mật độ điểm ảnh 341 ppi. Nhờ sử dụng công nghệ Triluminos và X-Reality, màn hình của máy có thể hiển thị màu sắc sống động, tăng độ tương phản và bão hòa màu so với các điện thoại trước của hãng. So với các điện thoại sử dụng công nghệ hiển thị AMOLED, màn hình của Z Ultra thể hiện màu nhạt hơn một chút, nhưng vẫn đủ ấn tượng.

HTC One mini

Mặc dù màn hình lớn thuận tiện cho việc lướt web, nhưng nó lại gây không ít phiền phức cho người dùng trong việc sử dụng hàng ngày. Vì vậy HTC One mini đã trở thành sự lựa chọn phù hợp hơn cho người dùng để lướt web.
Ảnh
Không được trang bị màn hình Full HD như người anh em nhưng với kích thước nhỏ hơn nên độ phân giải 720p vẫn giúp one mini có khả năng hiển thị mọi thứ khá chi tiết, hầu như bạn sẽ không thể nhìn ra các điểm ảnh hay nốt rỗ hạt ở khoảng cách thông thường.
Bên cạnh đó, góc nhìn và màu sắc trên màn hình của chiếc điện thoại mini phải nói là quá tuyệt vời. Dù bạn lướt web, xem ảnh hay video thì màu sắc đều cực kì tự nhiên, sống động có độ sâu và bóng bẩy, một phần cũng nhờ vào việc HTC đã điều chỉnh độ cân bằng trắng trên one mini ấm hơn một chút so với HTC one.
Hiệu năng lướt web của máy cũng tương đối ổn, bật nhiều tab, xem video flash hay cuộn lên/xuống đều có độ mượt nhất định. HTC cũng không quên trang bị cho one Mini một số tính năng giúp những trình duyệt di động trở nên ấn tượng.

iPhone 5s

Ảnh
Chiếc iPhone thế hệ thứ 7 dù không được trang bị màn hình rộng hơn nhưng những trải nghiệm trên iPhone 5s hoàn hảo hơn nhiều so với “tiền bối” của nó là iPhone 5. Được trang bị bộ vi xử lí A7 64 bit mới khiến tốc độ của iPhone 5s không hề thua kém, thậm chí còn mượt mà hơn so với các sản phẩm lõi tứ.
Thêm vào đó, công nghệ màn hình Retina của iPhone vẫn là một thứ gì đó ấn tượng so với các đối thủ. Một điểm quan trọng nữa cần nhắc đến đó là việc các thiết bị iOS đều không hỗ trợ Flash mà tập trung hỗ trợ HTML5, giúp xem video trên nền web tốt hơn nhiều.

Samsung Galaxy Note 3

Có một vài lí do khiến chiếc phablet cỡ lớn của Samsung này được lựa chọn trong danh sách này. Đầu tiên phải kể đến việc được tích hợp chip lõi tứ 2.3 GHz và RAM 3GBkhiến việc mở cũng như tải trang mạng trở nên nhanh chóng.
Ảnh
Đồng thời, vẫn phải nhắc lại, màn hình lớn chính là lợi thế của Note 3 khi nội dung web và hình ảnh sẽ hiển thị lớn hơn. Ngay cả khi zoom rộng, các dòng text hiển thị trên màn hình Super AMOLED 5,7 inch độ phân giải Full HD của máy vẫn không hề bị vỡ. Ngoài ra, Samsung đã rất khôn ngoan khi đưa thêm tính năng lưu nội dung để đọc offline khá tiện lợi.
Theo VnMedia
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Những smartphone mất giá “sốc” trong tháng 11

Trong tháng vừa qua, thị trường Việt chứng kiến khá nhiều loại smartphone hạ giá, trong đó đáng chú ý là các sản phẩm của Sony và đặc biệt là iPhone 5s.

Xperia Z Ultra

Giá: 14 triệu đồng - Giảm: 4 triệu đồng
Đây là mẫu smartphone giảm "sốc" nhất trong tháng 11 vừa qua, đặc biệt mức giá này lại đến từ chính hãng Sony. Mặc dù vậy, đây vẫn được xem là một trong những smartphone cao cấp tốt nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay.
Ảnh
Là một phiên bản thuộc dòng "siêu phẩm" Xperia Z, Sony đã đầu tư khá công phu về mặt thiết kế cho sản phẩm này. Vẫn giữ nguyên bề ngoài ấn tượng như Xperia Z nhưng Ultra được "chế" lại độ mỏng giảm xuống còn 6,5 mm, qua đó đưa chiếc điện thoại này trở thành một trong những smartphone Full HD mỏng nhất thế giới.
Màn hình 6,4 inch cũng là điểm nổi bật của Xperia Z Ultra. Với độ phân giải lên đến 1080 x 1920 pixel cùng hàng loạt các công nghệ mới được tích hợp như Triluminos và X-Reality giúp chiếc máy này mang lại chất lượng hiển thị hình ảnh và video hàng đầu hiện nay. Ngoài ra, Xperia Z Ultra cũng hỗ trợ tính năng bút cảm ứng.
Cấu hình phần cứng của Xperia Z Ultra cũng rất "khủng". Bộ xử lí được trang bị là Snapdragon 800 với tốc độ 2,2 Ghz, RAM 2 GB cùng bộ nhớ 16 GB có thể mở rộng qua thẻ nhớ lên đến 64 GB. Máy được cài đặt sẵn hệ điều hành Android 4.2.2 Jelly Bean, với 2 camera lần lượt là 8 Mpx có khả năng quay phim Full HD và 2 Mpx phía trước.

HTC One

Giá 10 triệu đồng - Giảm: 2 triệu đồng
Với việc hàng loạt phiên bản ăn theo nối tiếp nhau ra mắt, HTC One giảm giá liên tục trong thời gian qua là điều khá dễ hiểu. Đặc biệt, trong tháng này, thị trường Việt lại chào đón One Max, một "hậu duệ" mới của One vì vậy chiếc điện thoại đình đám một thời của HTC đã mất giá khá mạnh.
Ảnh
Về mặt thiết kế smartphone của HTC có lớp vỏ được làm bằng nhôm nguyên khối với nhiều chi tiết được ghép lại với nhau. Mặc dù lớp vỏ này khiến HTC One nhìn trông rất sang trọng nhưng lại dễ trầy xước và nóng hơn trong quá trình sử dụng.
HTC One có màn hình 4,7 inch, sử dụng công nghệ Super LCD3 với độ phân giải Full HD. Đây có thể nói là màn hình có chất lượng nhất trong làng smartphone hiện nay với khả năng hiển thị màu sắc cực kì sống động và chân thực.
Bên cạnh đó, camera của chiếc điện thoại này được ứng dụng công nghệ Ultrapixel vì vậy mặc dù chỉ có độ phân giải 4 Mpx nhưng chất lượng ảnh cũng như quay phim của HTC One không hề thua kém bất cứ smartphone nào hiện nay.
Cấu hình của HTC One cũng thuộc hàng "khủng" với bộ xử lí Snapdragon S600 lõi tứ tốc độ 1,7 GHz, có tích hợp chip đồ họa Adreno 320, bộ nhớ 32 GB cùng lượng RAM 2 GB. Máy sử dụng hệ điều hành Android 4.1.2 cùng giao diện Sense 5 đã được HTC cải tiến nhằm tăng khả năng tiết kiệm pin của thiết bị.

Xperia Z

Giá: 14,5 triệu đồng - Giảm: 1 triệu đồng
Trong tháng vừa qua, ngoài Xperia Z Ultra, Sony cũng hạ giá tiếp một sản phẩm nữa là Xperia Z. Mặc dù đã có mức giá mới nhưng hàng chính hãng vẫn còn khá cao so với xách tay.
Ảnh
Là một sản phẩm thuộc dòng điện thoại thời trang Xperia của Sony vì vậy Xperia Z cũng có một bề ngoài vô cùng bắt mắt. Với lớp vỏ bằng nhựa cứng đồng thời cả mặt trước và sau đều được ốp bằng kính cường lực khiến smartphone này trông rất sang trọng. Cách sắp xếp bàn phím, nút tăng giảm âm lượng, khóa máy... được bố trí rất hợp lí, giúp người dùng thuận tiện tối đa trong mọi thao tác.
Màn hình của Xperia Z có kích thước 5 inch, được ứng dụng công nghệ độc quyền Mobile BRAVIA Engine 2 của Samsung giúp hình ảnh của chiếc điện thoại này có độ tương phản cao hơn nhưng màu sắc vẫn rất trung thực. Đồng thời màn hình của thiết bị này có chế độ phản quang khá tốt vì vậy vẫn hiển thị rõ nét dưới ánh sáng mặt trời.
Cấu hình của Xperia Z rất mạnh với bộ xử lí Qualcomm lõi tứ tốc độ 1,5 GHz, RAM 2 GB cùng chip đồ họa Adreno 320. Bộ nhớ trong 16 GB có thể mở rộng qua thẻ nhớ lên tới 32 GB cùng 2 camera có độ phân giải lần lượt là 13 Mpx và 2,2 Mpx.

Lumia 625

Giá: 5 triệu đồng - Giảm: 800.000 đồng
Ngoài Sony, Nokia cũng đã điều chỉnh mức giá của Lumia 625 trong tháng 11 này. Với mức giá mới, đây xứng đáng là lựa chọn hàng đầu nếu người dùng muốn sở hữu một chiếc smartphone tầm trung có cấu hình mạnh mẽ và thiết kế đẹp.
Ảnh
Smartphone của Nokia vẫn có thiết kế quen thuộc của dòng Lumia với chất liệu nhựa polycarbonate cùng ốp lưng có thể tháo rời. Lumia 625 có nhiều điểm tương đồng với Lumia 620 nhưng mỏng và lớn hơn.
Máy có màn hình 4,7 inch, độ phân giải 800 x 480 pixel với lớp kính cường lực Corning Gorilla Glass 2 được tính hợp. Màu sắc và hình ảnh hiển thị trên Lumia 625 rất chân thực, góc nhìn rộng và khả năng quan sát dưới ánh sáng được cải tiến đáng kể.
Cấu hình của Lumia 625 ở mức khá với bộ xử lí Snapdragon S4 lõi kép tốc độ 1,2 GHz, RAM 512 MB, bộ nhớ trong 8 GB có thể mở rộng lên 64 GB qua thẻ microSD. Máy có camera 5 Mpx hỗ trợ quay phim Full HD, hệ điều hành Windows Phone 8 được cài sẵn bản update mới nhất cùng lượng pin 2000 mAh.

iPhone 5s

Giá: Từ 16 triệu đồng - Giảm: Từ 1 - 3 triệu đồng
Trong tháng 11 này, iPhone 5s chính hãng đã được phân phối tại Việt Nam. Điều này đã kéo theo hàng xách tay phải giảm giá mạnh, các phiên bản màu trắng/đen mất khoảng 1 triệu đồng, trong khi đó bản màu vàng từ 20 triệu đồng đã tụt xuống còn khoảng 17 - 18 triệu đồng.
Ảnh
Là phiên bản nâng cấp từ iPhone 5 vì vậy thiết kế của iPhone 5s không có thay đổi quá lớn. Ngoại trừ một số điểm mới như đèn flash LED kép, phím Home được cải thiện lại nhằm tích hợp chức năng nhận diện vân tay thì kiểu dáng của iPhone 5s vẫn y nguyên người tiền nhiệm. Phiên bản iPhone này có 3 màu: trắng, xám và vàng sâm panh.
Tính năng độc đáo nhất của iPhone 5s chính là khả năng bảo mật vân tay. Theo đó, phím Home đã được tích hợp cảm biến nhận dạng dấu vân tay của người dùng, qua đó chỉ cần chạm tay nhẹ vào phím này là có thể mở máy. Người dùng cũng có thể sử dụng dấu tay của mình thay thế cho mật khẩu của iTunes, iCloud,...
Phần cứng của iPhone 5s cũng thuộc vào top đầu hiện nay với màn hình 4 inch, độ phân giải 1136 x 640 pixel, chip A7 nhanh gấp đôi so với bộ xử lí của iPhone 5. Máy có 3 phiên bản bộ nhớ 16 GB/32 GB/64 GB, camera chính 8 Mpx có khả năng quay phim Full HD cùng camera phụ 1,2 Mpx có khả năng quay phim HD.
Theo VTCnews
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

GPS hoạt động như thế nào?

Có thể nói GPS là một trong những đột phá công nghệ hữu ích nhất trong những năm gần đây: thay vì phải đọc những tấm bản đồ tốn thời gian, người tiêu dùng giờ đây đã có thể tìm được đường đi chỉ trong vòng một phút với hướng dẫn chi tiết.
Sau đây, mời bạn đọc đến với bài giải thích chi tiết về GPS của BTV Joel Lee từ trang công nghệ Makeuseof để hiểu rõ về công nghệ hữu dụng này.
Ảnh
Là một người yêu thích game, tôi rất ngạc nhiên về mối quan hệ giữa các tính năng GPS trong game hiện đại và sự bùng phát của công nghệ GPS trong cuộc sống hàng ngày. Khi tôi vẫn còn là một đứa trẻ, các tấm bản đồ vẫn còn là một thứ rất phổ biến: nếu bạn bị lạc, bạn buộc phải sử dụng tới các công cụ cổ điển này và mất rất nhiều thời gian để tìm đến nơi mình cần đến. Nhưng giờ đây, chúng ta đã có một phép màu mang tên gọi GPS để đưa chúng ta đến khắp nơi trên thế giới.
Vậy GPS là cái gì? Bạn có biết GPS hoạt động như thế nào không? Đâu là bí mật của sự chính xác gần như tuyệt đối của GPS? Hãy đọc đoạn tiếp theo để nhận biết được ý tưởng vĩ đại dẫn tới sự ra đời của hệ thống định hướng tuyệt vời này.
Đâu là điểm giống nhau của năng lượng nguyên tử, Internet và GPS? Chúng đều được sinh ra với vai trò củng cố vị thế dẫn đầu của Hoa Kì trên mặt trận công nghệ. Cụ thể hơn là vị thế của quân đội Hoa Kì. Internet giúp cho liên lạc đường dài trở nên thuận tiện hơn; năng lượng nguyên tử vừa là một vũ khí nguy hiểm, vừa giúp tạo ra một nguồn năng lượng khổng lồ; và GPS cho phép các đơn vị quân đội có thể tìm đường đi trên các môi trường xa lạ một cách dễ dàng.
Ảnh
GPS, viết tắt của "global positioning system" (hệ thống định vị toàn cầu), thực chất là một mạng lưới bao gồm 27 vệ tinh quay xung quanh trái đất. Trong số 27 vệ tinh này, 24 vệ tinh đang hoạt động, 3 vệ tinh còn lại đóng vai trò dự phòng trong trường hợp 1 trong số 24 vệ tinh chính bị hư hỏng. Dựa vào cách sắp đặt của các vệ tinh này, khi đứng dưới mặt đất, bạn có thể nhìn được ít nhất là 4 vệ tinh trên bầu trời tại bất kì thời điểm nào.
Phối hợp hoạt động với các vệ tinh quay xung quanh trái đất là 5 trạm theo dõi đặt trên mặt đất: trạm chủ được đặt tại Colorado (Mỹ) và 4 trạm khác (không có người điều khiển) được đặt tại các vị trí rất xa lạ, song lại rất gần với đường xích đạo (trong đó có Hawaii cũng ở Mỹ). Các trạm theo dõi này thu thập dữ liệu từ các vệ tinh và truyền dữ liệu về trạm chủ. Trạm chủ sau đó sẽ xử lí dữ liệu và đưa ra các thay đổi cần thiết để chuyển dữ liệu chuẩn về các vệ tinh GPS.
Như vậy là chúng ta có hệ thống nhiều vệ tinh và các trạm theo dõi ở khắp nơi trên trái đất, liên tục truyền tải và xử lí dữ liệu. Vậy các thiết bị di động của chúng ta làm thế nào để truy cập được vào mạng lưới này để phát hiện ra được vị trí chính xác của chúng ta? Và tại sao dù có nhiều vệ tinh đến vậy, trong rất nhiều trường hợp chúng ta vẫn bị mất sóng GPS?
Hãy nghĩ về thiết bị GPS của bạn. Cho dù đó là một bộ GPS riêng biệt đến từ công ty TomTom hay là ứng dụng bản đồ (Maps) của Google trên Android, ý tưởng cốt lõi vẫn là một: thiết bị của bạn là một đầu thu GPS. Nói một cách khác, thiết bị của bạn thu dữ liệu từ các vệ tinh GPS ở trên bầu trời. Dữ liệu gì? Nói một cách đơn giản, mỗi vệ tinh cho bạn biết khoảng cách chính xác từ vị trí của bạn đến vệ tinh đó.
Đọc đến đây thì chắc bạn đang cảm thấy hơi rối vì rõ ràng là bất kì một hệ thống nào cũng cần nhiều dữ liệu hơn là khoảng cách từ bạn đến một vệ tinh để đưa ra vị trí chính xác của bạn. Suy nghĩ của bạn hoàn toàn đúng! Sử dụng khoảng cách của bạn tới mỗi vệ tinh khác nhau, thiết bị GPS sẽ sử dụng một kĩ thuật mang tên gọi "trileration" để tìm ra vị trí của bạn.
Hãy thử tưởng tượng bạn bị lạc ở trong rừng. Nếu bạn gọi điện tới một người bạn ở Philadelphia (thành phố của Mỹ) và anh ta, bằng một cách nào đó, biết được rằng bạn đang cách xa Philadelphia 400 dặm, bạn sẽ biết được rằng vị trí của bạn hiện thời là một điểm trên đường tròn có bán kính 400 dặm, với tâm là thành phố Philadelphia.
Ảnh
Sau đó, bạn gọi điện đến một người bạn khác ở thành phố New York của Mỹ và anh ta nói với bạn rằng bạn đang cách xa anh ta 300 dặm. Như vậy, vị trí của bạn cũng sẽ là 1 điểm nào đó trên đường tròn có bán kính 300 dặm với tâm là thành phố New York. Hiện tại, bạn có 2 vòng tròn khác nhau, và vị trí của bạn sẽ là một trong 2 điểm giao nhau của 2 đường tròn này.
Ảnh
Bây giờ, bạn gọi điện tới người bạn thứ 3. Anh ta sẽ nói với bạn rằng bạn cách xa Newark 200 dặm. Hiện tại, bạn đã có 3 đường tròn. 3 đường tròn này giao nhau tại 1 điểm duy nhất. Đó chính là vị trí của bạn.
Ảnh
Ví dụ nói trên mô tả một cách đơn giản về cách hoạt động của GPS: mỗi vệ tinh có thể được coi là một người bạn của bạn. Tuy vậy, các vệ tinh hoạt động trên không gian ba chiều, do đó bạn sẽ phải tưởng tượng ra các hình cầu, thay vì các hình tròn. Sử dụng các dữ liệu về khoảng cách tới các vệ tinh, kết hợp với việc bạn chắc chắn đang ở trên bề mặt trái đất, việc tìm ra vị trí chính xác của bạn trở nên dễ dàng.
Để đưa ra vị trí chính xác, rất nhiều thiết bị GPS kết nối tới ít nhất là 4 vệ tinh. Đó là lí do vì sao đôi khi để tìm ra vị trí chính xác của bạn, hệ thống GPS lại mất nhiều thời gian tới vậy. Đó cũng là lí do vì sao đôi khi bạn bị mất sóng GPS: thiết bị của bạn có thể đã kết nối tới 1 hoặc 2 vệ tinh, song 2 vệ tinh vẫn là không đủ.
Dĩ nhiên, đằng sau cách hoạt động của GPS còn rất nhiều thuật toán cũng như các ứng dụng khoa học khác. Ví dụ, bạn sẽ phải tính đến mức độ trễ của tín hiệu giữa vệ tinh và các đầu nhận GPS. Ngoài ra, bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao GPS lại làm tốn pin điện thoại rất nhanh chưa? Lí do là vì smartphone của bạn phải liên tục tính toán để sửa chữa các sai sót trong dữ liệu về vị trí.
Hi vọng, qua ví dụ vừa rồi, các bạn đã hiểu được thêm một chút về GPS và cách hoạt động của các thiết bị này.
Theo VnReview
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com

Tự chế điện thoại vỏ gỗ giá 200 USD

Các nhà nghiên cứu của Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã đưa ra thiết kế của những chiếc điện thoại tự chế sau một thời gian nghiên cứu.
David Mellis, một trong những người am hiểu về nền tảng Arduino, cùng với các đồng nghiệp tại Media Lab, trực thuộc MIT đã công bố bản thiết kế cho những chiếc điện thoại di động tự chế. Loại thiết bị này tuy cần có thời gian và sự kiên nhẫn để hoàn thành nhưng nhìn chung ai cũng có thể tự làm.
Mellis sử dụng bảng mạch có sẵn Arduino để thiết bị này có thể truy cập web qua mạng di động. Thành quả là một chiếc điện thoại di động có những tính năng cơ bản như thực hiện và nhận cuộc gọi, gửi tin nhắn văn bản, tên cửa hàng và số, và hiển thị thời gian.
Mellis sử dụng bảng mạch có sẵn Arduino để thiết bị này có thể truy cập web qua mạng di động. Thành quả là một chiếc điện thoại di động có những tính năng cơ bản như thực hiện và nhận cuộc gọi, gửi tin nhắn văn bản, tên cửa hàng và số, và hiển thị thời gian.

Dưới đây là chi tiết và một số mẫu sản phẩm thiết kế được tạo ra:

Ảnh
Một bảng mạch hoàn chỉnh nằm giữa 2 lớp vỏ gỗ.
Ảnh
Vẻ ngoài của thiết bị như hai miếng sandwich gỗ kẹp giữa "nhân" là bảng mạch điện tử.
Ảnh
Các linh kiện gắn trên bảng mạch khá đắt với bộ 8 đèn LED giá 39,19 USD và loa 6,4 mm giá 11,83 USD.
Ảnh
Màn hình LCD có thể được trưng dụng thay cho màn hình LED với mức giá rẻ hơn là 9,95 USD.
Ảnh
Điện thoại của Mellis đặt cạnh một phiên bản màu tím khác sử dụng màn hình LCD.
Ảnh
Thiết bị của Mellis bên cạnh các thành phần cấu thành nên nó.
Ảnh
Amit Zoran, một thành viên khác của Media Lab - MIT đưa ra một thiết kế phức tạp hơn với các cổng kết nối microUSB.
Ảnh
Kĩ sư Ben Peters sử dụng kĩ thuật in ấn 3D để vào chiếc điện thoại của mình.
Ảnh
Yoav Sterman lại chọn thiết kế nguyên khối và không hề có sự tồn tại của bảng mạch.

Theo Tri Thức
Bài viết hiện đăng tải tại http://phuoctien.blogspot.com